Giữa các anh chị em ruột có rất nhiều dạng ganh đua. Bọn trẻ tranh cãi xem ai nhanh hơn, khỏe hơn hay nhanh trí hơn vì trẻ đang kiến tạo cái tôi của mình. Các em tranh giành đồ chơi, thức ăn, và mọi thứ trong nhà. Có lẽ điều quý giá nhất các em muốn cạnh tranh chính là có được sự chú ý của cha mẹ.
Tuy nhiên, những cách giải quyết không khéo léo của ba mẹ sẽ tổn hại rất lớn đến suy nghĩ của trẻ cũng như mối quan hệ thân thiết của các con mình.
Vậy phải giải quyết như thế nào?
1. Thay đổi những tình huống gây ra vấn đề
Dù mục tiêu cuối cùng là giúp con khoan dung trong những giai đoạn mà không nhận được sự chú ý hay quà giống như anh chị em, cha mẹ có thể tránh một vài vấn đề bằng cách lên kế hoạch cẩn thận mình sẽ chú ý tới con cái như thế nào.
Kích thích giác quan. Nói chung, những trẻ thường đòi hỏi được khuyến khích nhiều hơn thì đều có nhu cầu được quan tâm thường xuyên và biểu lộ sự ghen tị khi sự quan tâm được dành cho người khác. Điều quan trọng là các em này cần được tham gia các hoạt động để thấy luôn được khuyến khích động viên khi các em không phải là trung tâm của sự quan tâm chú ý. Một vài ví dụ:
- Một hộp “việc cần làm” gồm một vài hoạt động để lựa chọn
- Tham gia 1 số trò chơi hoặc hoạt động ưa thích như đọc sách, chơi điện tử hoặc xem DVD để giảm bớt thời gian chờ đợi của các em
- Giúp cha mẹ một số việc, như đi lấy hàng tạp phẩm, cùng nấu bữa tối, hoặc dọn bàn ăn.
Thời điểm của tình huống. Đặt “thời gian đặc biệt” thường xuyên để trẻ có được sự quan tâm đặc biệt của người lớn. Đó có thể là thời gian trò chuyện, chơi cùng hay cùng nhau ra ngoài. Bằng cách này, người lớn có thể quy định khi nào nên quan tâm chứ không phải chú ý ngay khi trẻ đòi hỏi.
Độ khó của yêu cầu
- Khi mua quà cho một con, hãy cố gắng mua thứ gì đó cho tất cả các con. Thậm chí ngày sinh nhật cũng là lúc tất cả con cái có thể nhận được một món quà nhỏ để bù đắp khi đứa con có sinh nhật được quan tâm hơn.
- Khi quan tâm tới một trẻ, hãy lên thời gian để cùng làm một việc đặc biệt nào đó với em còn lại. Ví dụ, nếu một trẻ phải ngồi cùng bố mẹ để làm một bài tập đặc biệt, bạn hãy lên kế hoạch làm một việc gì đó hoặc chơi cùng với đứa con còn lại.
- Hãy cố gắng chuyển thời gian dành riêng cho 1 con thành thời gian chung để mọi người đều được quan tâm. Nếu một đứa trẻ cần được giúp đỡ để làm một bài tập đặc biệt, hãy làm sao để các con đều được làm một việc giống nhau và khiến chúng giúp nhau thực hiện.
- Khiến trẻ giúp đỡ lẫn nhau, hơn là ỷ lại vào sự quan tâm của người lớn. Ví dụ, nếu đứa con nhỏ đang tập xe đạp và đứa lớn thấy ghen tị, thì hãy để đứa lớn giúp dạy em tập xe. Hãy khen thưởng đứa lớn thật hào phóng khi biết giúp đỡ em.
Hỗ trợ hình ảnh. Hãy sử dụng một bảng kế hoạch bằng hình ảnh cho mỗi con thấy khi nào mình được quan tâm nhất định, để các con hiểu rằng không em nào được quan tâm nhiều hơn trong thời gian dài. Bảng kế hoạch này có thể ghi lại ai đã có thời gian một mình cùng bố mẹ hoặc khi nào các con được nhận quà hay được đối xử đặt biệt.
2. Dạy trẻ những kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải thích cho trẻ hiểu rằng công bằng không có nghĩa là đối xử ngang bằng.“Công bằng” nghĩa là mọi người đều có được thứ mình muốn. Như đã mô tả trước đây, câu chuyện sau đây có thể giúp trẻ hiểu rõ khái niệm này.
“Hãy tưởng tượng, sau giờ ra chơi, một em học sinh nói với thầy giáo của mình rằng em bị đứt tay. Thầy giáo nói “để thầy rửa tay và băng vết thương cho em”. Sau đó, một em khác vào lớp và nói em bị đau bụng, thầy giáo lại nói “để thầy rửa tay và băng vết thương cho em”. Một học sinh khác vào lớp, không kêu ca gì cả. và thầy giáo lại tiếp tục nói “để thầy rửa tay và băng vết thương cho em”. (Pat Berezny, Giao tiếp cá nhân)
Hãy hỏi con bạn “Câu chuyện này có gì không ổn nhỉ?” Hãy giúp cháu thấy rằng những em học sinh này có những nhu cầu khác nhau. Nếu đối xử với các em giống hệt nhau thì thật là ngốc nghếch. Giúp con hiểu cháu cũng sẽ có được những gì mình cần.
Cuồi cùng, rồi ai cũng sẽ có được những gì mình cần. Đây chính là kỹ năng chờ đợi. Một bảng kế hoạch bằng hình ảnh có thể có ích để giúp trẻ thấy một điều không phải lúc nào cũng rõ ràng với các em: mặc dù phải chời đợi, nhưng cuối cùng các em sẽ có được sự chú ý mình mong muốn.
Chúng ta giúp trẻ hiểu rằng em và anh chị em cần những thứ khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Dù không phải lúc nào cũng nhận được những thứ giống nhau, nhưng các em sẽ có được thứ mình cần.
Một ví dụ, có thể giải thích với trẻ như sau: “Thỉnh thoảng anh sẽ được mua quần áo mới để đi học vì anh lớn rồi, không mặc vừa quần áo nữa. Còn con thì chưa cần. Thỉnh thoảng anh sẽ tham gia trận bóng, bố mẹ sẽ đi xem anh thi đấu, và đôi khi con sẽ được đi dạo cùng bố mẹ mà anh thì không được đi.” Thực chất, giúp trẻ hiểu rằng, cha mẹ sẽ làm mọi cách để chắc rằng bé có được thứ mình muốn.
3. Áp dụng biện pháp thưởng – phạt
Trẻ em nên được khen ngợi vì không vòi vĩnh khi người khác được quan tâm. Thêm vào đó, nên đặt ra một khoảng thời gian đặc biệt mỗi ngày cho trẻ để được ở một mình với cha mẹ hay người lớn khác.
Khi trẻ cố phá đám khi người lớn đang bận với người khác, cha mẹ nên vờ không quan tâm. Đôi khi trẻ sẽ đẩy hay bổ nhào vào người khác để không bị lờ đi. Những lúc như thế nên giải thích với trẻ rằng thời gian trẻ muốn được quan tâm ngay lúc này sẽ bị trừ vào khoảng thời gian đặc biệt các em sẽ có sau đó.
Nguồn: tham khảo internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét