Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

Tranh cãi về cách dạy con 'lạ lùng' của người Mỹ

Tranh cãi về cách dạy con 'lạ lùng' của người Mỹ

“Nhiều gia đình Việt, con 3-4 tuổi chưa biết ăn cơm, 6-7 tuổi bố mẹ còn phải xúc cơm cho ăn... Sau này học đại học mẹ còn phải đi theo để nuôi. Mãi không lớn thành người được".

“Nhiều gia đình, con 3-4 tuổi chưa biết ăn cơm, 6-7 tuổi bố mẹ còn phải múc cơm cho ăn... khả năng tự lập lúc còn nhỏ là bằng không. Cưng chiều con quá lại thành hại con” - đó là ý kiến chia sẻ của bạn đọc Duy Lai, sau khi đọc xong bài viết “Bí quyết người Mỹ rèn con tự ngủ”,.
Nội dung bài viết này nói về vấn đề phương pháp dạy con của người Mỹ rèn luyện cho trẻ có nề nếp biết tự ngủ. Từ đó, giúp cho cả trẻ và các ông bố, bà mẹ sẽ không quá vất vả, mất thời gian cho việc bồng bế ru, dỗ con trước khi đi ngủ.
Chị Bích Thủy, một bà mẹ Việt đang sống tại Mỹ đã vô cùng bất ngờ khi thấy bọn trẻ (con của một người bạn là Alex) cứ đến giờ là lên giường ngủ. Trong khi, con chị những tuần và tháng đầu tiên, con cứ ngủ được 2-3 tiếng là dậy khóc đòi sữa, đòi bế. Hai vợ chồng phải thay phiên nhau cho con uống sữa, bế, đung đưa, hát ru cho con ngủ lại. 
Vấn đề này được rất nhiều độc giả VnExpress quan tâm, hàng trăm ý kiến tranh luận xung quanh cách dạy con lạ lùng của người Tây.
Đừng cưng chiều con quá lại thành hại con
Nhiều độc giả hào hứng với phương pháp dạy con của cô Alex và cho rằng phương pháp này rất hay. “Một phương pháp dạy con đáng phải học hỏi, giúp trẻ có tính tự lập ngay từ nhỏ, không nũng nịu và dựa dẫm vào bố mẹ” - bạn đọc Tâm phát biểu.
“Hoàn toàn chính xác, tôi là một người đang phải chịu đựng cái hư của đứa trẻ nhà bên mà bố mẹ và ông bà đứa bé đã vô tình dạy nó đây. Bất kể trời nắng hay mưa cũng đèo nó đi, đến lúc công việc bận bịu không đưa đi được thì đứa bé khóc thét lên và người nhà cứ cưng chiều, dắt đứa bé theo. Từ đó đứa bé ngầm hiểu là tiếng thét của bé sẽ buộc người nhà phải làm theo những gì bé muốn nên cứ có chuyện gì không vừa lòng bé lại la lên, một ngày không dưới 10 lần và còn hơn nữa nếu đó là ngày bé không đi nhà trẻ” - độc giả Nam Nguyen chia sẻ.
Nickname Biết Tuốt kể lại: "Chưa bằng bà dì tôi, vì nhà có một đứa con trai nên cưng chiều con quá, chuyện gì cũng phục tùng mệnh lệnh của nó vô điều kiện. Ngày nhỏ thì đục tường làm thành cái hang cho con, khi nào đứa bé ăn thì mẹ ngồi ngoài đút muỗng thức ăn vào trong, nó chơi đùa trong đó, lâu lâu ra bộp một miếng. Và hậu quả là mười mấy năm sau, bà dì tôi cũng đã già nhưng vẫn phải lặn lội lên thành phố để nuôi cậu quý tử học đại học. Có lần bà còn phải rượt nó từ lầu 1 lên lầu 3 để ép uống hết ly sữa, tôi thấy mà ái ngại".
Còn bạn đọc Thủy Phạm nói: “Các bạn hãy xem người Nhật đấy, họ cũng là người Á Đông, nhưng dạy con tự lập ngay từ nhỏ. Họ dạy con cực hay, một đứa trẻ bé tí mà đã biết tự lấy cặp sách của mình, đi phía trước, bố hoặc mẹ đi sau trông chừng. Một xã hội công nghiệp phát triển không có kiểu à ơi. Khi lớn lên con cái của họ rất biết tính tự lập và tác phong rất nhanh nhẹn”.
ngu-8749-1380688788.jpgẢnh minh họa: Depositagift.com.
Phương pháp hay nhưng cần phải dung hòa cho phù hợp
Nhiều độc giả cho rằng, phương pháp dạy con này rất hay, nhưng để vận dụng tốt thì các phụ huynh nên biết cách chọn lọc, hài hòa để tạo thói quen tốt cho trẻ mà không mất đi tình mẫu tử gắn kết. “Chúng ta có thể rèn trẻ vào nề nếp, nhưng vẫn gần gũi, yêu thương giúp chúng gắn kết với gia đình được. Đừng để những thói quen xấu làm hỏng nhân cách của trẻ” - độc giả Hà Na chia sẻ.
“Chị mình đang sống ở Mỹ, chị ấy cũng áp dụng phương pháp này cho con theo lời bác sĩ. Giờ bé ngủ ngoan đúng giờ lắm, mà vẫn bám mẹ suốt ngày...  Đi đâu cũng đòi mẹ, chứ không mất tình cảm gì đâu” - nickname MeoU chia sẻ.
“Đây gọi là phương pháp Cry It Out dịch ra là Để bé khóc (có kiểm soát). Nhiều bố mẹ Tây áp dụng nhưng có một số người phản đối và vẫn áp dụng cách bế ru con ngủ và cho ngủ chung giường. Áp dụng hay không, áp dụng thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào tính khí từng bé, hoàn cảnh gia đình” - độc giả có nickname Noichoro ý kiến.
Còn bạn đọc Gia Bảo bình luận: “Tôi biết phương pháp này nhưng vừa áp dụng thì ông bà nội cháu bảo mình là người vô cảm với con, rồi cả nhà xúm vào chỉ trích thế là thôi, năm đầu tiên mình sút mất 5-6kg vì đêm nào cũng dậy 3 đến 4 lần, có lần con dậy chơi 2 đến 3 tiếng mới đi ngủ lại, đến lúc đi ngủ thì cũng 5h sáng mất rồi”.
Không thích kiểu cho trẻ tự ngủ thế này
Nhiều ý kiến không đồng ý với phương pháp dạy con theo kiểu cô Alex, bởi họ cho rằng con ngủ với ông bà cha mẹ thì hơi ấm tình thương sẽ được lan tỏa, tình cảm gia đình sẽ gần gũi hơn. Vì bầu sữa mẹ, chiếc võng, ca dao, tiếng gà trưa... đã làm nên nhân cách, tâm hồn người Việt.
“Tôi thật sự không thích kiểu cho trẻ tự ngủ như thế này. Hai vợ chồng tôi hiện nay đang sống ở Mỹ và có hai con nhỏ, nhưng thay vì cho con ngủ riêng thì vợ chồng tôi vẫn cho con ngủ chung với bố mẹ hoặc bà nội, bà ngoại, chứ không phải cái gì của phương Tây cũng tốt” - độc giả Phương Vũ nói.
“Tôi cũng nghĩ vậy, khi nhìn con mỉm cười, ôm lấy mẹ rồi nhắm mắt ngủ yên lành tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Nhiều người cho rằng cho con khóc rồi con sẽ quen, nhưng khi đọc nhiều sách tôi thấy nhiều sách kết luận không có chứng cứ nào nói rằng trẻ được tách ra và bố mẹ kệ con tự nín thì sẽ độc lập hơn trong tương lai, trong khi đã có chứng minh nếu để con khóc quá lâu mà không được vỗ về thì sẽ ảnh hưởng tới thần kinh của trẻ”.
“Tôi nghĩ chuyện con cái ở phương Tây độc lập hơn còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố dạy dỗ sau này chứ ko chỉ do việc cho con tự ngủ. Tôi nghĩ rằng cái gì áp dụng mà mình cảm thấy thoải mái thì mới làm, còn bản thân không chịu nổi thì không nên cố ép mình theo rồi cho rằng cách đó mới tốt hơn”.
“Mỗi khi con đòi mẹ (bé không hư, quấy nhưng quấn mẹ), tôi tự nhủ rằng cuộc đời của con sau này còn dài, những ngày tháng con thực sự thèm vòng tay mẹ ngắn ngủi lắm, chỉ vài ba năm thôi, thì hãy ôm con, ru con... để con cảm nhận được tình yêu thực sự của mẹ. Sau này con lớn có muốn ôm con, ngủ với con cũng không được, nên tôi không cảm thấy mệt nhọc với những thứ mọi người vẫn hay than phiền” - bạn đọc Bích Vân chia sẻ.

Lê Tâm tổng hợ
p

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét