Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

6 ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN BIẾT DẠY CON VỀ TIỀN

Phần lớn các ông bố bà mẹ rất giỏi trong việc dạy con cách cư xử đúng mực, phòng tránh tai nạn nhưng lại không biết làm thế nào dạy con cách tiêu tiền hợp lý. Vậy, thế làm thế nào để hướng dẫn con bạn tiêu tiền khôn ngoan và hoàn toàn tự chủ? Dưới đây là 6 mẹo giúp bạn không còn cảm thấy vất vả mỗi khi dạy con về tiền.
1. Sớm nói với con về ý nghĩa của đồng tiền
Mặc dù chúng ta nên sớm chỉ cho con biết về giá trị của đồng tiền nhưng với mỗi lứa tuổi nên có những bài học khác nhau. Đưa ra những bài học chung chung sẽ khiến cho việc dạy dỗ của bạn không hiệu quả. Khi con bạn biết đếm, hãy bắt đầu đề cập tới chuyện tiền bạc trong những buổi nói chuyện gia đình.

DẠY CON VỀ TIỀN VÀ 6 ĐIỀU QUAN TRỌNG BỐ MẸ CẦN BIẾT

Phần lớn các ông bố bà mẹ rất giỏi trong việc dạy con cách cư xử đúng mực, phòng tránh tai nạn nhưng lại không biết làm thế nào dạy con cách tiêu tiền hợp lý. Vậy, thế làm thế nào để hướng dẫn con bạn tiêu tiền khôn ngoan và hoàn toàn tự chủ? Dưới đây là 6 mẹo giúp bạn không còn cảm thấy vất vả mỗi khi dạy con về tiền.

1. Sớm nói với con về ý nghĩa của đồng tiền

Mặc dù chúng ta nên sớm chỉ cho con biết về giá trị của đồng tiền nhưng với mỗi lứa tuổi nên có những bài học khác nhau. Đưa ra những bài học chung chung sẽ khiến cho việc dạy dỗ của bạn không hiệu quả. Khi con bạn biết đếm, hãy bắt đầu đề cập tới chuyện tiền bạc trong những buổi nói chuyện gia đình.

2. Giúp con phân biệt giữa “cần” và “muốn”

Một bộ đồ chơi mới ra sẽ khiến trẻ nóng lòng muốn sở hữu nó. Hãy giải thích cho con biết người lớn cần bao nhiêu thời gian mới có đủ tiền để mua món đồ chơi con đang thích; hoặc thú vị hơn là nói đùa rằng: “Con có biết cô giáo đi dạy bao nhiêu tiếng mới đủ tiền để mua bộ đồ chơi này không?” Đưa ra một hoàn cảnh cụ thể như thế sẽ khiến trẻ hiểu và giảm đi sự háo hức trước món đồ đó.  

Ngoài ra, bạn cũng nên học cách nói “Không”. Cần để trẻ nghe thấy bạn từ chối lời mời mọc từ các nhân viên bán hàng như thế nào, vì đó là một cách cho trẻ hiểu được chỉ mua cái mình “cần” chứ không phải mua cái mình “muốn”. Có vậy, trẻ mới đưa ra những quyết định chi tiêu sáng suốt từ khi còn nhỏ.

3. Dạy con cách phân biệt nhiều mặt của đồng tiền 

Tiền đóng những “vai” khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện ở hai mặt: tiêu dùng và tiết kiệm. Bạn hãy chuẩn bị ba chiếc lọ được dán nhãn khác nhau: tiết kiệm, chi tiêu, làm từ thiện. 

Bất cứ khi nào trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà hay từ quà sinh nhật, hãy nhắc trẻ chia nhỏ số tiền đó thành các phần bằng nhau và để vào trong lọ. Hành động này không có gì to tát nhưng đủ để trẻ hiểu rằng: khi cầm một món tiền trong tay, chỉ cần tiêu một khoản nhỏ, còn quan trọng hơn là tiết kiệm và giúp đỡ người khác.

4. Rút ra bài học từ những sai lầm

Khi trẻ có tiền, hiển nhiên là chúng sẽ có nhiều sự lựa chọn và phải chịu trách nhiệm với những gì mà lựa chọn đó đem lại. Cứ để trẻ mắc sai lầm, vì chỉ có sai lầm mới là những bài học quý báu nhất cho trẻ đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan hơn.

5. Biết cách tiết kiệm thì sẽ biết cách chi tiêu

Trước hết, hãy để trẻ tiết kiệm tiền rồi mới để trẻ tiêu chúng. Bỏ tiền để mua cái mình muốn sẽ khiến trẻ rất thích thú; nhưng song song đó là cảm giác mất mát một thứ gì đó “vô cùng lớn lao”. Hãy khuyến khích con tiếp tục tiết kiệm, đó mới là điều quan trọng nhất lúc này.

Thứ hai, bạn có thể để trẻ làm chủ tài chính qua những công việc nhà hàng ngày. Đưa con một danh sách và để trẻ tự chọn cái nào cần mua. Nếu con bạn lớn hơn một chút, chỉ cần đưa một vài thứ trong danh sách đó và để con tìm nơi nào bán với giá tốt nhất. 

6. Bố mẹ là tấm gương thuyết phục

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng với con cái, kể cả khi họ có ảnh hưởng tiêu cực đi chăng nữa. Trẻ thường bắt chước cái chúng ta làm hơn cái chúng ta nói, vì thế hãy ngừng thói quen mua sắm “bất tận” lúc rảnh rỗi, vì nó sẽ khiến con bạn nghĩ rằng tiền là một “tài nguyên vô hạn” và tiêu tiền thoả thích thật là vui.

Nguồn Afamily
2. Giúp con phân biệt giữa “cần” và “muốn”
Một bộ đồ chơi mới ra sẽ khiến trẻ nóng lòng muốn sở hữu nó. Hãy giải thích cho con biết người lớn cần bao nhiêu thời gian mới có đủ tiền để mua món đồ chơi con đang thích; hoặc thú vị hơn là nói đùa rằng: “Con có biết cô giáo đi dạy bao nhiêu tiếng mới đủ tiền để mua bộ đồ chơi này không?” Đưa ra một hoàn cảnh cụ thể như thế sẽ khiến trẻ hiểu và giảm đi sự háo hức trước món đồ đó.
Ngoài ra, bạn cũng nên học cách nói “Không”. Cần để trẻ nghe thấy bạn từ chối lời mời mọc từ các nhân viên bán hàng như thế nào, vì đó là một cách cho trẻ hiểu được chỉ mua cái mình “cần” chứ không phải mua cái mình “muốn”. Có vậy, trẻ mới đưa ra những quyết định chi tiêu sáng suốt từ khi còn nhỏ.
3. Dạy con cách phân biệt nhiều mặt của đồng tiền
Tiền đóng những “vai” khác nhau trong cuộc sống hàng ngày, thể hiện ở hai mặt: tiêu dùng và tiết kiệm. Bạn hãy chuẩn bị ba chiếc lọ được dán nhãn khác nhau: tiết kiệm, chi tiêu, làm từ thiện.
Bất cứ khi nào trẻ kiếm được tiền từ làm việc nhà hay từ quà sinh nhật, hãy nhắc trẻ chia nhỏ số tiền đó thành các phần bằng nhau và để vào trong lọ. Hành động này không có gì to tát nhưng đủ để trẻ hiểu rằng: khi cầm một món tiền trong tay, chỉ cần tiêu một khoản nhỏ, còn quan trọng hơn là tiết kiệm và giúp đỡ người khác.
4. Rút ra bài học từ những sai lầm
Khi trẻ có tiền, hiển nhiên là chúng sẽ có nhiều sự lựa chọn và phải chịu trách nhiệm với những gì mà lựa chọn đó đem lại. Cứ để trẻ mắc sai lầm, vì chỉ có sai lầm mới là những bài học quý báu nhất cho trẻ đưa ra những quyết định tài chính khôn ngoan hơn.
5. Biết cách tiết kiệm thì sẽ biết cách chi tiêu
Trước hết, hãy để trẻ tiết kiệm tiền rồi mới để trẻ tiêu chúng. Bỏ tiền để mua cái mình muốn sẽ khiến trẻ rất thích thú; nhưng song song đó là cảm giác mất mát một thứ gì đó “vô cùng lớn lao”. Hãy khuyến khích con tiếp tục tiết kiệm, đó mới là điều quan trọng nhất lúc này.
Thứ hai, bạn có thể để trẻ làm chủ tài chính qua những công việc nhà hàng ngày. Đưa con một danh sách và để trẻ tự chọn cái nào cần mua. Nếu con bạn lớn hơn một chút, chỉ cần đưa một vài thứ trong danh sách đó và để con tìm nơi nào bán với giá tốt nhất.
6. Bố mẹ là tấm gương thuyết phục
Cha mẹ đóng vai trò quan trọng với con cái, kể cả khi họ có ảnh hưởng tiêu cực đi chăng nữa. Trẻ thường bắt chước cái chúng ta làm hơn cái chúng ta nói, vì thế hãy ngừng thói quen mua sắm “bất tận” lúc rảnh rỗi, vì nó sẽ khiến con bạn nghĩ rằng tiền là một “tài nguyên vô hạn” và tiêu tiền thoả thích thật là vui.
Nguồn Afamily

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét