ĐỪNG CAN THIỆP QUÁ SỚM
Cha mẹ thường hay cấm anh/chị đánh em nhỏ, và thế là em nhỏ cứ tha hồ mà "quậy" anh chị lớn. Cha mẹ cũng ép anh chị lớn nhường cho em. Vậy có công bằng không? có giúp ích cho cả 2 anh/chị và em không?
1- Hãy để cho con cái "tự xử", thậm chí đánh nhau, đừng xen vào, nhưng phải quan sát để hiểu rỏ ngọn nguồn lỗi phải và nếu có dấu hiệu nguy hiểm thì can thiệp ngay.
2- Sau khi thấy không có dấu hiệu nguy hiểm, và không có đứa con nào mách điều gì, làm ngơ luôn.
3- Nhưng nếu có một hoặc cả hai khóc lóc đòi xử thì xử theo lý lẽ. Đánh phá quậy là sai, ai làm cũng sai. Vậy thì ai đánh trước thì sai, người đánh lại cũng sai. Hãy giải thích, người đánh trước sai thì mình phải tránh hoặc mét bố mẹ. Mình đánh lại thì mình cũng sai luôn
.4. Phạt người đánh dù là trước hay là sau.
Hãy để cho em bị anh chị đánh khi em quậy phá anh chi, để em học bài học kinh nghiệm không quậy phá người khác. Nếu cứ buộc anh chị nhường em, em sẽ không hiểu được hậu quả của việc quậy phá người khác, thì khi đi học hoặc chơi với bạn, em sẽ quen thói và quậy phá người ta, em sẽ bị đánh đau hơn. Lúc đó cha mẹ đâu có mặt ở đó để theo dõi và can thiệp.
Nếu cha mẹ cứ buộc anh chị nhường em, sau đó dỗ dành anh/chị "em sai, bố mẹ thương con" thì anh/chị sẽ thấy thích thú vì được dỗ dành là "mình đúng, em sai, bố mẹ thương mình hơn". Vậy là anh chị không còn ý thức biết tự bảo vệ mình, và tiềm thức anh/chị sẽ cứ để cho em đánh. Anh/chi không đánh lại vì không phải vì nghe lời khuyên của bố mẹ, mà sự thật là vì "phần thưởng" được bố mẹ dỗ dành. Khi ra đường anh/chị không có thói quen hay kỹ năng tự bảo vệ hoặc phản kháng, về nhà lại được bố mẹ dỗ dành . . . càng ngày anh/chị sẽ ngày càng yếu ớt và dể bị bắt nạt hơn.
-chị Ái Liên-
1- Hãy để cho con cái "tự xử", thậm chí đánh nhau, đừng xen vào, nhưng phải quan sát để hiểu rỏ ngọn nguồn lỗi phải và nếu có dấu hiệu nguy hiểm thì can thiệp ngay.
2- Sau khi thấy không có dấu hiệu nguy hiểm, và không có đứa con nào mách điều gì, làm ngơ luôn.
3- Nhưng nếu có một hoặc cả hai khóc lóc đòi xử thì xử theo lý lẽ. Đánh phá quậy là sai, ai làm cũng sai. Vậy thì ai đánh trước thì sai, người đánh lại cũng sai. Hãy giải thích, người đánh trước sai thì mình phải tránh hoặc mét bố mẹ. Mình đánh lại thì mình cũng sai luôn
.4. Phạt người đánh dù là trước hay là sau.
Hãy để cho em bị anh chị đánh khi em quậy phá anh chi, để em học bài học kinh nghiệm không quậy phá người khác. Nếu cứ buộc anh chị nhường em, em sẽ không hiểu được hậu quả của việc quậy phá người khác, thì khi đi học hoặc chơi với bạn, em sẽ quen thói và quậy phá người ta, em sẽ bị đánh đau hơn. Lúc đó cha mẹ đâu có mặt ở đó để theo dõi và can thiệp.
Nếu cha mẹ cứ buộc anh chị nhường em, sau đó dỗ dành anh/chị "em sai, bố mẹ thương con" thì anh/chị sẽ thấy thích thú vì được dỗ dành là "mình đúng, em sai, bố mẹ thương mình hơn". Vậy là anh chị không còn ý thức biết tự bảo vệ mình, và tiềm thức anh/chị sẽ cứ để cho em đánh. Anh/chi không đánh lại vì không phải vì nghe lời khuyên của bố mẹ, mà sự thật là vì "phần thưởng" được bố mẹ dỗ dành. Khi ra đường anh/chị không có thói quen hay kỹ năng tự bảo vệ hoặc phản kháng, về nhà lại được bố mẹ dỗ dành . . . càng ngày anh/chị sẽ ngày càng yếu ớt và dể bị bắt nạt hơn.
-chị Ái Liên-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét