Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Đến nhà trẻ mới giáo dục là đã quá muộn

Đến nhà trẻ mới giáo dục là đã quá muộn


Chương 1. Khả năng của trẻ con được quyết định cho đến 3 tuổi.

1.1 Bắt đầu từ nhà trẻ là quá muộn.
 Trước khi mở đầu câu chuyện, các bạn thử hồi tưởng lại thời học sinh của mình nhé. Trong lớp chắc hẳn có người giỏi, người dốt. Người giỏi không Cần học thành tích vẫn cao. Người không giỏi thì dù có học đến đâu thành tích cũng không khá được,chắc Hẳn các bạn ai cũng có những trải nghiệm như thế. Thầy giáo hay nói rằng, ko có người thông Minh hay dốt bẩm sinh, chỉ Cần có gắng sẽ được. Nhưng thực tế cảm nhận của chúng ta là: người thông Minh thì thông Minh, người kém thì kém sẵn. Điều này dc quyết định ngay từ đầu Vậy cái nào đúng, cái nào sai.

Theo nhóm nghiên cứu của tác giả, cả 2 đều đúng và đều sai. Nhiều năm nay, nhiều nhà KH đã nc xem năng lực và tính cách của con người do gen hay do giáo dục nhưng ko có câu trả lời chính xác. Chỉ đến khi những nghiên cứu về não và về gen tiến bộ, thì kết luận: năng lực và tính cách con người được hình thành phần lớn trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi mới được sáng tỏ. Tức là không có ai sinh ra đã là Thiên Tài, cũng không có ai là kẻ ngu dốt, tất cả là do giáo dục. Nhưng không phải là thích lúc nào, dạy lúc đấy là được. Ko bao giờ có TH lớn nên mới thành Thiên Tài. Năng lực của con người được quyết định từ lúc sinh ra đến lúc 3 tuổi. Bắt đầu vào nhà trẻ đã là muộn rồi.

1.2. Năng lực của em bé nào cũng có thể phát triển nhờ cách nuôi dạy
 Chắc hẳn mọi người lại hỏi vì sao chủ tịch một cty về kĩ thuật như tôi lại quan tâm đến giáo dục trẻ em như thế. Có 2 lý do: 1 là tôi rất Hoài nghi về Hệ thống giống dục hiện đại, 2 là tôi có 1 người con trai chậm phát triển. Khi con còn bé, tôi không hề biết rằng có thể phát triển năng lực của con nhờ vào giáo dục. Chỉ đến khi gặp giáo sư Suzuki - giáo viên của lớp tài năng violon nhỏ tuổi, một lớp hộc được cả thế giới chú ý-, tôi mới bừng tỉnh bởi câu nói của giáo sư: tất cả mọi trẻ em đều có 1 phương pháp nuôi dạy. Được chứng kiến tận mắt những kết quả mà giáo sư đạt được, tôi thấy hối tiếc vì đã không làm gì cho con.

Gần 30 năm trước, khi các cuộc bạo động trong giới sinh viên bùng lên, tôi là càng trăn trở: giống dục là gì, phải làm gì? Vấn đề là giáo dục ở cấp bậc đại học? Càng tìm suy nghĩ sâu xa, càng nhận thấy vấn đề ở xuất phát từ cáp Trung học, tiểu học..và cuối cùng thì đến mẫu giáo. Liệu bắt đầu từ mẫu giáo là quá muộn không? Quan điểm này của tôi cũng đồng nhất với quan điểm của nhóm giáo sư Suzuki. Giáo sư Suzuki đã thực hiện Liên tục 30 năm liền một phương pháp giáo dục đặc biệt gọi là phương pháp Suzuki.

Từ trước đến nay vẫn bắt đầu dạy từ tiểu học trở lên. nhưng nếu bắt đầu từ lứa tuổi này thì khoảng cách giữa trẻ học được và trẻ không học dc là rất lớn. Vậy thì bắt đầu từ sớm hơn thì sao? Độ tuổi bắt đầu được giảm xuống. Chỉ sau cuộc bạo động trong các trường P đại học tôi mới nghĩ đến điều này. Còn giáo sư Suzuki đã nghĩ từ cách đây 30 năm rồi. Và phương pháp của giáo sư ko chỉ áp dụng dc với violon và áp dụng được tất cả với các môn khác.

2. Nuôi dưỡng trẻ e không phải là để tạo ra những Thiên Tài
 Phần trước tôi có nói rằng, trong khoảng 3 tuổi nếu biết phương pháp thì muốn tạo ra Thiên Tài cũng tạo được.nhiều bà mẹ đã hỏi lại là: vậy nuôi dưỡng trẻ con là để tạo ra Thiên Tài à? Câu trả lời là không. Mục đích duy nhất là tạo ra những đứa trẻ có cả trí và lực, tính cách lương thiện trong sáng. Nếu không bị dị tật dì lúc sinh ra thì khi sinh ra tất cả trẻ con đều giống  nhau.

Tạo ra đứa trẻ thông Minh hay kém cỏi, vui vẻ hay cấu bẳn là phụ thuộc vào bố mẹ. Vào thời điểm thích hợp, dạy trẻ những cái thích hợp sẽ tạo ra những đứa trẻ có tính cách tuyệt với và trí tuệ hơn người. Chắc nhiều người còn nhớ vụ án giết người hàng loạt mà không có động cơ khiến cả thế giới xôn xao mà phạm nhân là trẻ vị thành niên. Và hẳn mọi người còn nhớ những ghi chép trong tù đã được công bố. Trong đó đã cho thấy rõ tính cach và bản chất con người được hình thành tích đến hết 5 tuổi. Đối với 1 đời người thì 5 năm là quá ngắn nhưng nó đã hình thành nên một tín cách thay đổi cả một đời người. Điều đấy chứng tỏ 5 năm đầu đời đó quan trọng thế nào. Nhưng đáng tiếc là vẫn còn nhiều phụ huynh coi nhẹ khoảng thời gian này.

Theo quan điểm của tôi, giáo dục trẻ nhỏ chỉ nhằm mục đích cuối cùng là không tạo ra những đứa trẻ bất hạnh. Và tôi khẳng định lại, với mọi trẻ em mới sinh ra, chỉ có một phương pháp giáo dục. Cho trẻ nghe nhạc,tập violon không phải để là tạo ra những Thiên Tài âm nhạc. Cho trẻ học tiếng Anh, chữ kanji không phải là để tạo ra nhưng Thiên Tài ngôn ngữ. Tất cả chỉ nhằm khơi dậy năng lực vô hạn của trẻ. Vì trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện nên trẻ sơ sinh có năng lực vô hạn Trẻ sơ sinh tiềm Ấn trong mình khả năng vô hạn.

Nhiều người hỏi lại là một đứa trẻ không thể làm gì thì tại sao lại có khả năng vô hạn chứ. Tôi sẽ trả lời là vì không có khả năng làm gì nên khả năng lại rộng lớn. Con người khác động vật ở chỗ, khi sinh ra các ơ quan vẫn chưa hoàn thiện nên sau khi sinh ra thì một thời gian dài chỉ bú mẹ và khóc, còn động vật như ngựa, chó mèo sau một vài ngày là bắt đầu đi lại. Tại sao lại có sự khác biệt thế. Một trong những nguyên nhân quan trọng là thai nhi không thể ở lâu trong trong bụng mẹ cho đến khi đi lại được. Còn các động vật khác thì ngay từ trong bụng mẹ đã có được các khả năng đó Trẻ sơ sinh lúc sinh ra chưa có một chút khả năng gì cả, có nghĩa là NĂNG LỰC HOÀN TOÀN DO DẠY DỖ. Não của động vật lúc sinh ra đã khá hoàn chỉnh, còn Bộ não của trẻ như một tờ giấy trắng. Dạy trẻ cũng như viết lên tờ giấy trắng đó. Nếu định tạo ra một tính cách tuyệt vời và một năng lực vượt trội thì năng lực nó được mở rộng vô hạn, còn không thì ngược lại, năng lực sẽ chẳng thay đổi gì.

3. Đường kết nối của các tế bào não phát triển cho đến 3 tuổi 
Con người có khoảng 140 triệu tế bào não.tuy nhiên, não của trẻ sơ sinh Chỉ như một tờ giấy trắng,các tế bào não hoàn toàn không hoạt động. Vậy thì tế bào não bắt đầu hoạt động từ bao giờ. Theo các nghiện cứu mới nhất, thì các tế bào não phát triển cho đến 3 tuổi. Tế bào não, chỉ có mình nó thì không hoạt động. Nhìn bằng kín Hiển vi sẽ thấy các đường kết nối các tế bào sẽ xuất hiện khi trẻ bắt đầu nhận biết được thế giới xung quanh.tức là, giữa tế bào sẽ kết nối, chồng chéo nhau Nhau.thông tin từ ngoài vào sẽ được xử lý ở đầu não đặc biệt mà cơ chế hoạt động có thể tái hiện. Việc kết nối giữa các tế bào não này được diễn ra nhiều nhất trong giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi. Và cho đến khi trẻ được 3 tuổi thì 70, 80% số đường kết nối đã được tạo ra. Việc tăng các đường kết nối làm tăng trọng lượng của não. Vì thế, não trẻ 6 tháng sau khi sinh nặng gấp đôi lúc mới sinh và lúc nên 3 tuổi thì có trọng lượng bằng 80% trọng lượng não người lớn.

Tất nhiên, sau ba tuổi não của trẻ vẫn tiếp tục phát triển, từ 4 tuổi trở đi ở một chỗ khác các đường kết nối sẽ được tạo ra. Đó là phần phía trước của não, trước 3 tuổi là phần phía sau của não. Sự khác nhau của trước 3 tuổi và sau 3 tuổi là: trước 3 tuổi như hardware của máy tính- phần thân máy. sau 3 tuổi như software của máy tính. Mà software là phần hướng dẫn sử dụng máy. Trẻ em tiếp nhận các thích thích từ ngoài và nhớ theo cách pattern( tức là nhớ theo tổng thể, ví dụ cụ thể nhất là nhớ mặt người. Bé không nhớ hết các Bộ phận mắt, mũi nhưng sẽ nhớ cả tổng thể khuôn mặt). Những vấn đề căn bản nhất của hệ thống xử lý thông tin là tư duy, ý chí, sáng tạo,sử dụng thông tin được đình thành cho đến trước 3 tuổi. Vì thế nếu phần hardware được tạo ra trước 3 tuổi không tốt thì sau 3 tuổi dù có luyện tập đến đâu cũng không có tác dụng

4. Hoán đổi thời kì của " mẹ Hiền" và " mẹ nghiêm khắc" 
Cho đến bây giờ vẫn nhiều nhà tâm lý, nhà giáo dục cho rằng nghiêm khắc với trẻ mới sinh là một tội ác. Nhồi nhét vào Bộ não bé bỏng nhiều thứ sẽ hình thành một tính cách dễ cáu bẳn trong bé. Khi còn bé để cho bé ương bướng một cách tự nhiên là tốt. Vẫn còn nhiều bà mẹ theo chủ nghĩa để " tự do phóng nhiệm", tức là để trẻ tự làm, tự khen mình.Và con sẽ yên tâm khi mẹ có tư tưởng tiến Bộ và dễ thông cảm với người khác. Những bà mẹ theo chủ nghĩa này sẽ thay đổi cách đối xử khi trẻ bước vào Nhà trẻ, vào tiểu học. Chủ nghĩa tự do phóng nhiệm này sẽ giảm đi và được thay đổi dần. ngày trước còn nhỏ nên cho nghịch thoải mải nhưng vào nhà trẻ rồi, vào tiểu học rồi thì Cần phải chỉnh đốn nghiêm khắc.

Từ một người mẹ dịu dàng đột nhiên trở thành người mẹ nghiêm khắc. với cách nghĩ đó, người mẹ sẽ trở thành người mẹ bảo thủ, không lắng nghe ý kiến của người khác trong mắt con Trong giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi, giáo dục đúng hướng của người mẹ có thể mang lại hiệu quả. Mặc dù những người mẹ hoãn đổi thời kì nghiêm khắc và dịu dàng bị lên án và chế nhạo, nhưng bản thân tôi lại nghĩ đó là phương pháp giáo dục đứng đắn, bản chất thực của Giáo dục bởi người mẹ. Tôi nghĩ là khi trẻ dưới ba tuổi, thì vừa phải nghiêm khắc, vừa phải nhẹ nhàng. Khi trẻ hơn 3 tuổi, lúc này trẻ đã hình thành cái tôi cá nhân thì Cần phải Tôn trọng ý kiến của trẻ. Nói một cách khác, sự can thiệp của người mẹ sẽ kết thúc trước khi trẻ đi mẫu giáo. Ngược lại, nếu người mẹ bắt đầu can thiệp vào cuộc sống của trẻ từ khi trẻ bắt đầu vào mẫu giáo thì không những làm bé hình thành tâm lý chống đối mà còn làm thôi chụt đi những Tài năng đã được ươm mầm trong bé.

5. Khái niệm khó dễ của người lớn không áp dụng được với trẻ con.
Người lớn chúng ta thường hay nói rằng; quyển sách này đối với trẻ con còn khó hay trẻ sơ sinh thì làm sao mà hiểu được nhạc cổ điển. vậy thì chúng ta dựa trên cơ sở nào để phán đoán như thế. Trẻ sơ sinh không có khái niệm khó hay là ghét, nên đối với trẻ sơ sinh thì tiếng anh cũng như tiếng nhật, nhạc cổ điển cũng như nhạc thiếu nhi...tất cả đều là những khái niệm đầu tiên.  đặc biệt, những phán đoán mang tính cảm giác la những phán đoán không cần kiến thức. Ngược lại, trong 1 số trường hợp, kiến thưc lại là rào cản của phán đoán. mọi người khi xem một bức tranh nổi tiếng, dù không camr động nhưng khi nhìn thấy tên tác giả và giá của tác phẩm đều gật gù nói rằng: đúng là hoạ sĩ nổi tiếng có khác, thật tuyệt với.

Ngược lại, trẻ con rất trong sáng, thành thật. đối với những thứ trẻ con cảm thấy thích một cách cảm giác, những thứ thu hút sự chú ý của trẻ con, thì trẻ con sẽ say mê đến độ quên hết mọi việc xung quanh. ở mỹ có một chương trình dành cho trẻ em mà rất được yêu thích là chương trình Sesame street. Chương trình này thú vị ở chỗ là nhân vật chính là nhân vật có tính cách gần với đời thường đến nỗi chúng ta có cảm giác nhân vật này có ở ngay cạnh. Tính cách của nhân vật rất đa dạng và người lớn nghi là trẻ 2 tuổi thì không thể nào hiểu nổi nhưng ngoài dự đoán, mỗi đứa trẻ con lại có  một nhân vật và chúng yêu thích. khi chương trình được chiếu, chúng như bị hút hồn. Nhân vật thu hút sự chú ý của trẻ con nhất là canaria một cánh. tính cách nổi trội của nhân vật này là rất hậu đậu, lăng xăng làm gì cũng thất bại. Một nhân vật rất trung thực, trong sáng lúc nào cũng không ngừng học hỏi. Một kiểu nhân vật thấy ở mọi nơi.

Với những đứa trẻ nói còn chưa sõi mà đã có thể hiểu được những tính cách phức tạp như người lớn là một ví dụ rất rõ ràng. và đây là một minh chứng chứng minh rằng: kiểu phán đoán" trẻ con thì" trên thực tế không đúng với suy nghĩ của trẻ em.

6. Trẻ nhỏ có khả năng nhớ theo pattern.
Tôi còn nhớ một câu chuyện đã khá lâu rồi. Khi đứa cháu 2 tuổi của tôi đến chơi, khi nhìn qua cửa sổ, cháu tôi vừa chỉ vào các đèn neon vừa dạy cho ông: kia là Hitachi, kia là Toshiba. Nghĩ là cháu mình mới 2 tuổi đã đọc được chữ hán nên tôi rất vui và hỏi mẹ cháu là không biết từ bao giờ cháu đã nhớ được chữ hán. Tuy nhien, thực tế là không phải cháu tôi đã đọc được chữ hán hay cái gì cả, mà là từ quảng cáo, cháu đã nhớ các chữ Toshiba, Hitachi. Những kỉ niệm này chắc không phải mình tôi mà ai cũng có thể có. Hôm trước, tôi đó đọc một bài luận về khai thác tiềm năng trẻ sơ sinh trên một tạp chí nọ. Đó là bức thư của một bà mẹ trẻ 28 tuổ sống ở Fuijisawa, theo như bức thư thì cậu con trai 2,5 tuổi đã bắt đầu nhớ các loại xe oto. Và chỉ trong 2,3 tháng cậu bé đã nhớ và phân biệt được hơn 40 loại xe bao gồm cả trong nước và ngoài nước. Tiếp theo, cậu còn bắt đầu nhớ quốc kì một các nước trên thế giới, thậm chí cậu còn nhớ được cả quốc kì của những nước mà ngay đến người lớn cũng không nhớ được như Panama, mông cổ. Hiện tại, cậu bé nhớ được chính xác quốc kì của 30 quốc gia trên thế giới.
Thử suy ngẫm một chút, chúng ta sẽ thấy rằng, khả năng phân biệt của trẻ con cao hơn là chúng ta tưởng tưởng. Tức là, trẻ con khi ghi nhớ sự vật, chúng bỏ qua các lý luận chỉ nhớ sự vật theo kiểu pattern, đây là một năng lực siêu việt của trẻ con. Ví dụ rõ ràng nhất đó là việc đứa trẻ vài tháng tuổi có thể phân biệt được mặt của mẹ mình với mọi người xung quanh. Rất nhiều trẻ con.khi bị người lạ bé sẽ khóc, khi mẹ bế thì lại nín và cười. Tất nhiên thì trẻ con cũng cảm nhận được tình yêu của mẹ, nhưng chúng còn ghi nhớ khuôn mặt mẹ và cái ôm của mẹ theo kiểu pattern.
Theo thực nghiệm của giáo sư dạy chữ hán nổi tiếng Iisshi thì đứa trẻ 3 tuổi có thể nhớ đơn giản và dễ dàng chữ hán của những chữ khó như chữ Gà hay chữ hươu cao cổ. Đối với một đứa trẻ có thể pattern khuôn mặt của từng người và nhớ thì việc chữ Hán dù có phức tạp đên đâu cũng có thể nhớ . Có thể nói, ghi nhớ theo kiểu pattern là một khả năng siêu việt của trẻ con.
Giải thích  thế nào là nhớ pattern; Nghĩa là không nhớ từng bộ phận một mà nhớ tổng quát hình dáng của sự vật. Ví dụ như mặt người, trẻ con không ghi nhớ xem mũi ra sao, mắt thể nào mà trẻ con ghi nhớ tổng quát cả khuôn mặt.

7. Trẻ sơ sinh 3 tháng cũng có thể hiểu đượ nhạc của Batch
 Ở nhà máy của Sony ở Atsugi, có nhà trẻ dành cho các bà mẹ có con nhỏ. Hôm trước, ở nhà trẻ đó có tiến hành một cuộc khảo sát, xem trẻ nhỏ thích nghe loại nhạc nào nhất. Và kết quả thật bất ngờ, các em tỏ ra thích nhất là bản giao hương Số 5 Định mệnh của Bethoween, tiếp theo là một bài hát thiếu nhi được phát từ sáng đến tối trên ti vi. Những bài hát trẻ con vốn được sáng tác dành cho trẻ con thì không được yêu thich nhất. Nhìn thấy kết quả này, tôi thật sự rất hứng thú. Nhạc cổ điển là loại nhạc mà người lớn còn tránh xa thì trẻ nhỏ lại yêu thích nhất.  Vậy có phải trẻ khi sinh ra đã có khả năng cảm thụ những bản giao hưởng phức tạp hay không. 
Theo như thực nghiệm của giáo sư Suzuki, trẻ 5 tháng tuổi có thể hiểu được nhạc của Vivaldi. Tiện đây, tôi kể một câu chuyện mà tôi được nghe từ cặp vợ chồng cô con gái của người bạn. Đôi vợ chồng này rất thích nghe nhạc cổ điển, nên khi con mới sinh ra được vài ngày, ngày nào đôi vợ chồng cũng cho con nghe bản giao hưởng sổ 2 trong vài giờ của Batch. Sau 3 tháng, bé bắt đầu chuyển động theo giai điệu của bản nhạc. Khi bản nhạc gần đến hồi kết thúc, trở lên dữ dội hơn thì cũng là lúc bé bắt đầu chuỷên động dồn dập hơn. bản nhạc vừa kết thúc thì bé liền khóc và quấy. Khi bố mẹ cho em nghe lại  bản nhạc, em lại vui vẻ trở lại. Tiếp đó, bố mẹ thay nhạc Batch bằng nhạc Jazz thì em cũng khóc rất lớn.
Sau khi nghe xong câu chuyện, tôi bắt đầu tin vào khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ sơ sinh. Tôi không nói là nhạc cổ điển tất cả đều tốt nhưng khả năng cảm thụ cả những bản giao hưởng khó của trẻ sơ sinh thì thật là phi thường.Và tôi chợt nghĩ rằng, nguyên nhân khiến người nhật bản không cảm thụ được nhạc cổ điển phải chăng là do từ nhỏ người nhật đã được cho nghe toàn nhạc thiếu nhi và nhạc dân gian hay không?

8. Trẻ sơ sinh 6 tháng cũng có thể bơi được.
 Trong số người lớn chúng ta, những người không bơi được không phải là ít. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh nếu như được dạy cũng có thể bơi được. 
Trẻ mới sinh, trong khi vẫn chưa sử dụng chân và đi lại được thì việc nổi trên mặt nước và bò trên mặt đất đều là những hành vi đầu tiên của trẻ, không có gì khac nhau cả. Vấn đề là trẻ sơ sinh thì có thể bơi mà vấn đề là chính vì mới sinh nên có thể bơi. Trước đây, báo chí cũng có viết một bài nói về việc có một giao sư mở lớp dạy bơi cho trẻ sơ sinh. Theo như thực nghiệm của giáo sư này, nếu cho trẻ 3 tháng tuổi vào bể bơi để tập, thì đến 9 tháng trẻ sẽ có thể nổi lên và có thể hô hấp tôt được trong nước. Tiếp đó, vào tháng 8 năm Chiêu hòa thứ 44, ở Tokyo có diễn ra đại hội thể dục thể thao dành cho nữ lần thứ 6. Chủ tịch của đại hôi, ông Tim đã báo cáo một kết quả nghiên cưú rằng trẻ dưới 1 tuổi cũng có thể bơi được và báo cáo của ông đã gây ra một cuộc tranh luận. Theo như ông Tim đã phát biểu, thì nếu cho trẻ 5 tháng tuổi vào bể bơi trên 32 độ tập luyện thì 3 tháng sau, trẻ có thể bơi trung bình được 6 phút bằng chính sức mình. Và ngạc nhiên nhất là có trẻ còn bơi được đến tận 8 phút 46 giây. Trong buổi họp báo, ông Tim đã phát biểu rằng, thực tế trẻ giữ thăng bằng trong nước tốt hơn là trên mặt đất. Đầu tiên, ông dùng tay đỡ trẻ nhưng khi đã quen, trẻ tự mình nổi trên mặt nước. Và sau đó, nếu có chìm trong nước thì trẻ cũng có phản xa nhắm  mắt và ngừng thở, giữ cơ thể nổi lên mặt nước. Với động tác này, trẻ sẽ nhớ việc sử dụng tay và chân để tiến lên trước. Và ông không ngừng nhấn mạnh rằng, năng lực của con người có thể khai thác từ khi mới 0 tuổi.
Việc trẻ có thể bơi từ lúc dưới 1 tuổi chính là một bằng chứng cho thấy khả năng vô hạn của trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ mới bắt đầu đi, nếu được dạy patin thì bé có thể trượt một cách rất thành thục. Đó là một kết quả đã được kiểm nghiệm sau một thời gian dài. Đối với trẻ nhỏ thì bơi hay đi bộ đều là một thế giới xa lạ với trẻ mà trẻ chưa biết đến, do đó bơi hay đi bộ đều không khác gì nhau. Tất nhiên không cần phải nói chúng ta cũng hiểu rằng những thử nghiệm này không phải là chỉ để dạy trẻ bơi hay chơi violon.
Mục đích của bơi không phải là chỉ khiến cho trẻ dễ ngủ và háu ăn, rèn luyện phản xạ mà chính là cho làm cho các năng lực của trẻ được khai hoa. Sắt được rèn khi còn nóng, khi sắt đã nguội và cứng rồi thì không rèn được nữa.

9. Tất cả những gì trẻ thích trẻ đều nhớ.
Trong những phần trước, tôi đã nói về khả năng tiếp thu vô tận của trẻ. Tất nhiên, đây chỉ là giai đoạn bé tiếp thu một cách máy móc,  không phải là giai đoạn mà bé có thể lựa chọn và lý giải. Tức là, đưa ra cho bé cái gì đó, bé sẽ  nhớ nguyên như thế.
Tuy nhiên, các trẻ tự bản thân mình cũng thể hiện ham muốn làm một cái gì đấy. Nghĩa là thời kì mà não của bé đã bắt đầu hoạt động để suy nghĩ xem sử dụng cái hardware đã được tạo ra như thế nào. Bình thường thì trước hoặc sau 3 tuổi, ở thời điểm này thì việc bé quan tâm đến cái gì sẽ quan trọng hơn là việc đưa cho bé cái gì. Ở thời điểm này, bé thích cái gì thì bé có thể tiếp thu và ghi nhớ. Trong quá trình ghi nhớ này, khả năng sáng tạo, ý chí đóng vài trò quan trọng trong việc hình thành tính cách và hoạt động của não được nuôi dạy. Chắc trong chúng ta ai cũng đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích, đồng dao...mặc dù không biết bé có hiểu hay không? Việc cho bé nghe đi nghe lại sẽ giúp bé ghi nhớ và nếu vô tình chúng ta đọc sai, bé sẽ ngay lập tức phản ứng. Trẻ nhỏ sẽ ghi nhớ những câu chuyện cổ tích, những bài đồng dao như 1 pattern mặc dù không hiểu. Và đến 1 lúc nào đó, bé sẽ thấy thích một câu chuyện nào đó và sẽ tự mình muốn đọc. Dù chữ hán hay chữ tượng hình, bé đều không đọc được nhưng bé sẽ so sánh  tranh với các câu chuyện trong trí nhớ của mình. Bé vừa tra chữ, vừa xem tranh. Và để hiểu được, bé sẽ hỏi đây là chữ gì, đây là chữ gì..Việc bé hỏi đi hỏi lại nhiều lần như thế là dấu hiệu chứng tỏ bé có hứng thú quan tâm đến việc đó.
Mẹ của bạn tôi đã khéo léo nắm bắt được thời điểm này  để dạy con chữ tượng hình và nuôi dạy trong bé đam mê đọc sách. Như tôi đã giải thích từ trước, trẻ dễ nhớ chữ tượng hình hơn là chữ hiragana tuy nhiên chuyện tranh bây giờ toàn là chữ hiragana. Do đó, người mẹ đã đến các hiệu sách cũ, tìm những quyển truyện cổ tích có cả chữ Kanji và chữ Furigana. Và người mẹ vừa cho con xem sách, vừa đọc sách cho con. Và đến1 ngày, khi đứa con  thuộc lòng được câu chuyện và tự mình muốn đọc, thì đầu tiên là đứa con quan tâm đến chữ tượng hình, lúc này người mẹ kiên nhẫn trả lời con từng chữ từng chữ một khi con hỏi.  Khi nhìn thấy những chữ tượng hình mà mình biết trong báo của bố, bé chỉ từng chữ từng chữ.Tiếp theo đó, bé lại có hứng thú với việc đọc báo và quá trình lại tiếp tục như thế. Kết qủa là đến khi bé vào tiểu học thì bé đã đọc được báo.

-sưu tầm-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét