Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3

Khủng hoảng tuổi lên 2 lên 3

Khi trẻ còn dưới 1 tuổi, trẻ ngoan như thiên thần
Mẹ: cười đi con
Con: (cười)
Bố: vỗ tay đi con
Con: (vỗ tay)
Mẹ thơm con, con thơm lại
Bố cho con nếm kẹo, con cho nếm lại . . .

Khi trẻ bắt đầu 1 tuổi rưỡi cho đến 3 tuổi rưỡi thì bướng tới kỳ lạ
Mẹ: cười đi con
Con: (hét)
Bố: vỗ tay đi con
Con: (đánh vào mặt bố)
Mẹ thơm con, con cắn lại
Bố cho con nếm kẹo, con giựt chạy luôn

Thế là bố mẹ hoảng . . . "ôi con tôi bướng thế này thì lớn lên còn đến mức nào" . . . "sao bỗng dưng nó lại hư thế nhỉ" . . .

YÊN TÂM, ĐÓ CHỈ LÀ KHỦNG HOẢNG TUỔI LÊN 2

Trước khi bé 1 tuổi bé chưa hiểu được mình có khả năng ảnh hưởng thế giới, nên khi bắt đầu hiểu được mình có khả năng thì bé thích thú tìm hiểu khả năng đó tới đâu

Cắn, xô, đánh, ném, cấu, hét, nằm vạ . . . chỉ là vì bé muốn biết khả năng, giới hạn của minh đến đâu thôi.

Ở tuổi này một bé trung bình chưa hiểu được mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, nên có phạt/đánh/quát cũng chẵng được gì.

Ở tuổi này chưa có khả năng cam kết hoặc hành động bằng lý trí, cha mẹ vẫn nên giải thích nhưng đừng kỳ vọng bé sẽ cam kết hay rút kinh nghiệm để làm tốt hơn lần sau hoặc nhớ lời dạy dỗ của cha mẹ.

Cách tốt nhất là hãy để những vật nguy hiểm xa tầm tay bé, rào chắn những nơi nguy hiểm trong nhà (cầu thang, bồn cầu, bếp, ổ điện . . .) để bé tha hồ mà khám phá thế giới bé nhỏ của bé, tha hồ ném những thứ vô hại để thử sức. Đừng cản trở quá trình học hỏi này của bé.

Nếu bé sắp làm gì không tốt thì "ĐÁNH TRỐNG LÃNG" . . . bằng giọng nói to và hấp dẫn "Ố con kiến" "Ố máy bay" với điều kiện là có con kiến & máy bay thật. Tiếng nói to & hấp dẫn làm bé quên cái việc "xấu" mà bé sắp làm.

Nếu bé khóc, nằm vạ, đừng bỏ đi nơi khác, vì làm như vậy bé sẽ có cảm giác bị bỏ rơi. Cũng đừng làm theo ý bé vì như vậy bé sẽ ngày càng nằm vạ hơn. Hãy ở gần bé, nhìn bé với nét mặt thản nhiên, tươi cười, và nói là con khóc xong thì mình sẽ chơi tiếp hoặc  . . làm gì đó tiếp, không vỗ về, cũng không quát mắng, cũng không bỏ đi.

Nếu thấy một bé đè bé khác ra chơi với nhau như vợ chồng trong phòng the, khả năng là bé vô tình nhìn thấy việc đó, nhưng bé chẳng hiểu nó là xấu hay tốt hay là gì cả. ĐỪNG LA RẦY, vì làm như vậy sẽ nhấn mạnh điều này thêm. Hãy rủ bé chơi trò khác, dần dần bé sẽ quên đi thôi

Và nếu không che chắn những nơi nguy hiểm trong nhà, mỗi lần bé đến gần nơi nguy hiểm, người lớn nhấc bỗng và bồng bé lên đi chỗ khác thường xuyên sẽ làm cho tiềm thức của bé vẽ ra một cái giới hạn vô hình quanh mình. Vậy thì khi lớn lên bé sẽ ngại thay đổi, sợ rủi ro, khó khăn, không thích thử những gì mới lạ, khó thích nghi với hoàn cảnh mới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét