Hệ quả của trẻ em bị tổn thương
Biểu hiện của người lớn đã từng bị tổn thương, bỏ rơi lạm dụng tình dục, bạo hành thể xác và tinh thần khi còn bé (trích từ Family, John Bradshaw)
- Cảm thấy bị hành hạ là chuyện bình thường & đương nhiên. Ví dụ: rất nhiều phụ nữ khuyên nhau là "đàn ông là vậy, ông nào mà hổng nóng tính. Đàn ông nào cũng đánh vợ con, tại người ta không nói ra thôi"
- Từ chối vấn đề và sống trong ảo tưởng. Ví dụ: thần tượng cha mẹ mình là những cha mẹ có trách nhiệm, họ đánh con vì trách nhiệm cha mẹ để dạy dỗ con nên người thôi. "Chồng tôi chỉ có tội nóng tính chứ ổng hông có gì xấu hết. con người thì ai cũng phải có cái gì đó chứ, làm sao hoàn hảo được"
- Cảm thấy xa lạ, không thật, giống trong mơ. Ví dụ: Họ thấy đời sao vô thường, giả tạm, và không hiểu sao mọi người có thể an vui trong sự giả tạm này.
- Không/khó bắt đầu hoặc hoàn thành một kế hoạch nào đó. Ví dụ: Gần bắt đầu thì lại thấy bất an, suy nghĩ lại. Gần thành công thì lại thấy chán ghét, không muốn tiếp tục nữa.
- Dễ tin người không đáng tin, nghi ngờ người trung thực. Không tin bản thân mình, luôn cần người khác khuyên hoặc quyết định dùm. Luôn cần người khác khen để cảm thấy an tâm.
- Khi còn nhỏ thì phá phách, chống lại luật lệ. Khi lớn lên thì hay gian dối, giấu giếm, bí mật làm những việc mà chính mình thấy là sai.
- Hung hăng, dồn nén tình cảm, luôn luôn giận giữ trong lòng. Dễ bị nỗi nóng. Dể bị khó chịu vì hành vi và lời nói của người xung quanh. Dễ trở nên hung hãn và bạo lực với người xung quanh, hoặc im lặng không thèm trả lời người xung quanh.
- Ghanh tỵ, ghen tuông, muốn sở hữu người yêu, vợ/chồng & con cái. Luôn luôn đòi hỏi, kiểm soát, ghen tuông. Đưa ra nhiều luật lệ cứng ngắt trong gia đình. Luôn tìm ra lỗi lầm của người xung quanh để trách móc
- Luôn có cảm giác cô đơn, xa lạ, tự cô lập mình. Cảm thấy bị mất phương hướng, khác biệt với người xung quanh. Cảm thấy không là một phần của tập thể/gia đình. Không thể tâm sự với ai.
- Không hiểu được nhu cầu thể xác & tinh thần của chính mình. Không biết mình muốn gì, chỉ cảm thấy thiếu thốn, trống vắng, không thỏa mãn. Luôn thấy sợ hãi, nhưng không biết mình sợ hãi mà chỉ thấy khó chịu. Không nhớ kỷ niệm ấu thơ. Làm mà không biết mệt, ăn mà không thấy no . . .
- Cứng nhắc, không linh động, khó thích nghi
- Dễ bị nghiện ngập. Nghiện ăn, uống rượu, làm việc, làm tiền, tình dục, tình yêu . . . Nhưng ăn, uống rượu, làm tiền . . bao nhiêu cũng chỉ muốn thêm . . . chứ không thỏa mãn
- Không cảm thông sự khác biệt của người khác. Không xem họ như một người độc lập và khác biệt, và đòi hỏi họ phải theo một khuôn mẫu như thể họ là đồ vật sỡ hữu chứ không phải một con người có tình yêu và cá tính
- Tính tình bất thường như một đứa trẻ hư, dễ nổi cáu, bốc đồng, khó kiềm chế & kiểm soát bản thân. Thèm khát tình cảm, bám lấy người yêu, vợ/chồng, con cái đến mức quá trớn.
- Rất sợ mất kiểm soát, dù thường xuyên không thể kiểm soát bản thân. Phản ứng với mọi vấn đề/sự việc một cách mạnh mẽ quá đáng như thể vấn đề/sự việc là nghiêm trọng/khẩn cấp
- Thèm khát sự công nhận từ cha mẹ, gia đình, và người ngoài nhưng không thể tự công nhận bản thân. Luôn luôn gay gắt chê trách bản thân và người xung quanh
- Dễ bị bệnh hoặc dễ làm đỗ vỡ, lâm vào tai nạn
- Dễ bị hấp dẫn bởi những bạn tình cũng là nạn nhân của tuổi thơ bị tổn thương. Và trong cuộc tình này, hai người đòi hỏi lẫn nhau, chê trách lẫn nhau, thường xuyên gây gỗ và đỗ vỡ.
- Hành động nông nỗi để hả giận, để hết buồn . . . Nghĩa là chỉ tìm những thứ ngoài thân để che khuất sự trống vắng trong nội tâm. Đổ thừa hoàn cảnh, đổ thừa người thân, và đổ thừa lỗi làm của chính mình thay vì nhìn vào nội tâm, bình tĩnh nhận diện vấn đề và tìm hướng giải quyết
- Đóng vai trò nạn nhân, tự nhận vai trò nạn nhân. Ví dụ: những người vợ bị chồng đánh thường hay khuyên nhau là "tại vì mình nói quá ổng chịu không nổi thôi". Thay vì tự chủ tìm cách tránh xa, ly dị, họ vẫn cứ bám lấy người chồng bạo hành, rồi thường xuyên than van với người xung quanh để được thương hại.
- Hận cha mẹ trong lòng hoặc biểu hiện qua hành động, thái độ, lời nói, lạnh lùng, bạo lực tinh thần với cha mẹ già.
- Luôn cảm thấy thua thiệt, thiếu thốn và vì vậy trở nên trầm cảm và như thể không có lối thoát
- Nghĩ rằng cuộc sống của mình là vô vọng, và mình không có khả năng thay đổi hay ảnh hưởng gì cả. Than trách hoàn cảnh và số phận.
- Thường xuyên gặp ác mộng. Có hình ảnh sợ hãi trong trí nhớ nhưng không biết từ đâu
- Sống với nhiều mặt. Trước mặt mọi người thì tỏ ra bình thường, mạnh mẽ, can đảm, đáng yêu. Trong lòng thì giận dữ, thù hận, ghanh ghét. Về nhà, trong phòng, trong giường (an toàn vì không ai nhìn thấy) thì bối rối, sợ hãi, cô đơn .. . như một người hoàn toàn khác.
Không phải tất cả trẻ em bị tổn thương đều bị như trên, cũng không phải ai bị tổn thương thì sẽ bị tất cả những điều trên đây. Nhưng làm sao bạn biết con bạn sẽ bị hay không bị.
Bị một hai điều trên đây thì cũng đã khổ lắm rồi, nhưng sự thật là rất nhiều người trong có tui bị hầu hết những điều trên đây. Tui thì không hành xữ tàn bạo hay phạm pháp, nhưng lên cơn cũng la hét trước khi mình biết là mình la hét . . . rồi ân hận rồi xin lỗi.
Hãy dạy con tự bảo vệ . . . vì những tổn thương của tuổi thơ thường xảy ra trong nhà, trong gia đình và bởi người thân quen.
-hanhtrinhdelta-
- Cảm thấy bị hành hạ là chuyện bình thường & đương nhiên. Ví dụ: rất nhiều phụ nữ khuyên nhau là "đàn ông là vậy, ông nào mà hổng nóng tính. Đàn ông nào cũng đánh vợ con, tại người ta không nói ra thôi"
- Từ chối vấn đề và sống trong ảo tưởng. Ví dụ: thần tượng cha mẹ mình là những cha mẹ có trách nhiệm, họ đánh con vì trách nhiệm cha mẹ để dạy dỗ con nên người thôi. "Chồng tôi chỉ có tội nóng tính chứ ổng hông có gì xấu hết. con người thì ai cũng phải có cái gì đó chứ, làm sao hoàn hảo được"
- Cảm thấy xa lạ, không thật, giống trong mơ. Ví dụ: Họ thấy đời sao vô thường, giả tạm, và không hiểu sao mọi người có thể an vui trong sự giả tạm này.
- Không/khó bắt đầu hoặc hoàn thành một kế hoạch nào đó. Ví dụ: Gần bắt đầu thì lại thấy bất an, suy nghĩ lại. Gần thành công thì lại thấy chán ghét, không muốn tiếp tục nữa.
- Dễ tin người không đáng tin, nghi ngờ người trung thực. Không tin bản thân mình, luôn cần người khác khuyên hoặc quyết định dùm. Luôn cần người khác khen để cảm thấy an tâm.
- Khi còn nhỏ thì phá phách, chống lại luật lệ. Khi lớn lên thì hay gian dối, giấu giếm, bí mật làm những việc mà chính mình thấy là sai.
- Hung hăng, dồn nén tình cảm, luôn luôn giận giữ trong lòng. Dễ bị nỗi nóng. Dể bị khó chịu vì hành vi và lời nói của người xung quanh. Dễ trở nên hung hãn và bạo lực với người xung quanh, hoặc im lặng không thèm trả lời người xung quanh.
- Ghanh tỵ, ghen tuông, muốn sở hữu người yêu, vợ/chồng & con cái. Luôn luôn đòi hỏi, kiểm soát, ghen tuông. Đưa ra nhiều luật lệ cứng ngắt trong gia đình. Luôn tìm ra lỗi lầm của người xung quanh để trách móc
- Luôn có cảm giác cô đơn, xa lạ, tự cô lập mình. Cảm thấy bị mất phương hướng, khác biệt với người xung quanh. Cảm thấy không là một phần của tập thể/gia đình. Không thể tâm sự với ai.
- Không hiểu được nhu cầu thể xác & tinh thần của chính mình. Không biết mình muốn gì, chỉ cảm thấy thiếu thốn, trống vắng, không thỏa mãn. Luôn thấy sợ hãi, nhưng không biết mình sợ hãi mà chỉ thấy khó chịu. Không nhớ kỷ niệm ấu thơ. Làm mà không biết mệt, ăn mà không thấy no . . .
- Cứng nhắc, không linh động, khó thích nghi
- Dễ bị nghiện ngập. Nghiện ăn, uống rượu, làm việc, làm tiền, tình dục, tình yêu . . . Nhưng ăn, uống rượu, làm tiền . . bao nhiêu cũng chỉ muốn thêm . . . chứ không thỏa mãn
- Không cảm thông sự khác biệt của người khác. Không xem họ như một người độc lập và khác biệt, và đòi hỏi họ phải theo một khuôn mẫu như thể họ là đồ vật sỡ hữu chứ không phải một con người có tình yêu và cá tính
- Tính tình bất thường như một đứa trẻ hư, dễ nổi cáu, bốc đồng, khó kiềm chế & kiểm soát bản thân. Thèm khát tình cảm, bám lấy người yêu, vợ/chồng, con cái đến mức quá trớn.
- Rất sợ mất kiểm soát, dù thường xuyên không thể kiểm soát bản thân. Phản ứng với mọi vấn đề/sự việc một cách mạnh mẽ quá đáng như thể vấn đề/sự việc là nghiêm trọng/khẩn cấp
- Thèm khát sự công nhận từ cha mẹ, gia đình, và người ngoài nhưng không thể tự công nhận bản thân. Luôn luôn gay gắt chê trách bản thân và người xung quanh
- Dễ bị bệnh hoặc dễ làm đỗ vỡ, lâm vào tai nạn
- Dễ bị hấp dẫn bởi những bạn tình cũng là nạn nhân của tuổi thơ bị tổn thương. Và trong cuộc tình này, hai người đòi hỏi lẫn nhau, chê trách lẫn nhau, thường xuyên gây gỗ và đỗ vỡ.
- Hành động nông nỗi để hả giận, để hết buồn . . . Nghĩa là chỉ tìm những thứ ngoài thân để che khuất sự trống vắng trong nội tâm. Đổ thừa hoàn cảnh, đổ thừa người thân, và đổ thừa lỗi làm của chính mình thay vì nhìn vào nội tâm, bình tĩnh nhận diện vấn đề và tìm hướng giải quyết
- Đóng vai trò nạn nhân, tự nhận vai trò nạn nhân. Ví dụ: những người vợ bị chồng đánh thường hay khuyên nhau là "tại vì mình nói quá ổng chịu không nổi thôi". Thay vì tự chủ tìm cách tránh xa, ly dị, họ vẫn cứ bám lấy người chồng bạo hành, rồi thường xuyên than van với người xung quanh để được thương hại.
- Hận cha mẹ trong lòng hoặc biểu hiện qua hành động, thái độ, lời nói, lạnh lùng, bạo lực tinh thần với cha mẹ già.
- Luôn cảm thấy thua thiệt, thiếu thốn và vì vậy trở nên trầm cảm và như thể không có lối thoát
- Nghĩ rằng cuộc sống của mình là vô vọng, và mình không có khả năng thay đổi hay ảnh hưởng gì cả. Than trách hoàn cảnh và số phận.
- Thường xuyên gặp ác mộng. Có hình ảnh sợ hãi trong trí nhớ nhưng không biết từ đâu
- Sống với nhiều mặt. Trước mặt mọi người thì tỏ ra bình thường, mạnh mẽ, can đảm, đáng yêu. Trong lòng thì giận dữ, thù hận, ghanh ghét. Về nhà, trong phòng, trong giường (an toàn vì không ai nhìn thấy) thì bối rối, sợ hãi, cô đơn .. . như một người hoàn toàn khác.
Không phải tất cả trẻ em bị tổn thương đều bị như trên, cũng không phải ai bị tổn thương thì sẽ bị tất cả những điều trên đây. Nhưng làm sao bạn biết con bạn sẽ bị hay không bị.
Bị một hai điều trên đây thì cũng đã khổ lắm rồi, nhưng sự thật là rất nhiều người trong có tui bị hầu hết những điều trên đây. Tui thì không hành xữ tàn bạo hay phạm pháp, nhưng lên cơn cũng la hét trước khi mình biết là mình la hét . . . rồi ân hận rồi xin lỗi.
Hãy dạy con tự bảo vệ . . . vì những tổn thương của tuổi thơ thường xảy ra trong nhà, trong gia đình và bởi người thân quen.
-hanhtrinhdelta-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét