Bài học dạy con từ lời xin lỗi – Facebook Diễn giả Francis Hung
Với thông điệp “đừng bao giờ để hành vi lỗi của người khác khiến mình phạm lỗi”, tác giả đã chia sẻ một tình huống xảy ra với con trai trong một cửa hàng ăn nhanh khi cậu bé Bin bị một vài người khác làm rớt tương ớt lên lưng áo.
Tác giả chia sẻ câu chuyện:
Bin: Cha, hồi nãy cô đó xin lỗi con, nhưng bạn chạy đụng cô làm cho cô đổ tương ớt lên áo con vẫn chưa xin lỗi con.
FH: Vậy thì con có thể đến bàn của bạn đó đang ngồi với ba mẹ và yêu cầu bạn đó xin lỗi con.
Bin: Nhưng con sợ ơ ơ ơ...
FH: Con sợ điều gì?
Bin: Con không biết.
FH: Con nên nhớ, bạn đó có lỗi, và bạn đó đang nợ con một lời xin lỗi. Nếu con làm thinh, bỏ qua, bạn đó sẽ không học được bài học có lỗi là phải xin lỗi. Bạn đó có thể quen thói xấu, và xem thường việc tôn trọng người khác.
Bin: Dạ, nhưng con vẫn sợ, vì bạn đó đang ngồi với gia đình.
FH: Con có muốn giúp bạn đó để bạn đó tốt hơn không? Và con có ủng hộ cho sự công bằng không?
Bin: Dạ có!
FH: Vậy thì con hãy tiến thẳng đến bàn bạn đó và nói một cách đơn giản - Xin lỗi bạn, hồi nãy bạn đụng làm đổ tương ớt lên người tôi, nhưng bạn vẫn chưa xin lỗi tôi.
Bin: Dạ, để con thử...
FH: không phải thử, mà phải thiệt. Con có muốn giúp bạn đó nhớ một điều quan trọng là khi có lỗi phải xin lỗi không?
Bin: Dạ!
FH: Vậy thì, hãy tiến thẳng tới bàn bạn đó và yêu cầu. Con phải nhớ rằng, sự yêu thương muốn bạn đó tốt hơn và quan trọng hơn việc bạn đó có chịu xin lỗi hay không?
Bin: Dạ, con biết rồi
FH: và ... Con đừng quan trọng sau khi nói bạn đó có chịu xin lỗi hay không, mà điều quan trọng là bạn đó đã bị con nhắc nhở điều đúng phải làm, để lần sau nếu có lỡ như hôm nay, bạn đó sẽ cư xử tốt hơn, vì nhớ lại chuyện hôm nay.
Bin: Dạ, (đứng dậy tự tin tiến thẳng tới bàn và yêu cầu bạn nhỏ xin lỗi, tôi đứng từ xa quan sát, và từ từ tiến gần mỉm cười với gia đình bạn nhỏ).
Đầu tiên là bạn nhỏ xin lỗi Bin trước, sau đó bố mẹ bạn nhỏ xin lỗi Bin. Tôi tiến tới cám ơn gia đình đó và dẫn Bin về bàn cũ. Vẻ mặt Bin bình an và thư giãn cộng với vui mừng, khi trở về bàn cũ quên để ý tương ớt vẫn còn vương vãi dưới chân.
Tôi nói: Binnnn, coi chừng tương ớt dưới chân.
Bin vội giật mình, bước lui và đạp ngay lên tương ớt.
Tôi nói: Khi con nhận một cảnh báo nguy hiểm, đừng bao giờ hành động bước tới hay bước lui ngay lập tức mà phải quan sát xong hãy quyết định. Nếu hành động mà không quan sát trước nguy hiểm, con sẽ sập bẫy nguy hiểm ngay lập tức, con nhớ chưa.
Bin: Dạ nhớ.
Học phí của Bin trong vụ này là chiếc áo dính tương ớt (lỗi của người khác), và chiếc giày dẫm phải tương ớt (lỗi của chính mình).
Cả nhà tập nói – Facebook chị Phan Hồ Điệp
Chia sẻ này của mẹ Nhật Nam đã nhận được hơn 1000 lượt chia sẻ trên facebook trong chưa đầy 1 ngày, cho thấy mối quan tâm của các bậc phụ huynh có trẻ từ 1-3 tuổi về việc tập nói cho con lớn như thế nào.
Trong bài viết chị Điệp chia sẻ các hướng dẫn tập nói cho quan thông qua các trò chơi như chơi với âm thanh, trò chơi dân gian, các trò chơi đòi hỏi con phải "lên tiếng" , trò chơi với từ tượng thanh, trò chơi phát triển vốn từ đồng thời sáng tác những bài thơ, vè dễ nhớ dễ đọc để con tập nói.
Những “nguyên tắc” cần thiết trong giai đoạn này được mẹ Nhật Nam chia sẻ như sau:
1. Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt.
2. Đọc sách cho con theo thời gian biểu. Nên mua các cuốn sách có hình hấp dẫn, có thêm các hình theo kiểu 3D thì càng tốt. Trong quá trình đọc cho con được ngồi trong lòng, tay giở sách hoặc con ngồi đối diện với mẹ để có thể nhìn thấy khẩu hình của mẹ.
3. Nói chuyện bình thường với con nhưng đôi khi cần nói chậm lại, nhấn giọng vào những từ mà mình chủ đích dạy cho con.
4. Giải thích, gọi tên mỗi hành động mình làm cùng con. Ví dụ: mẹ cho em đi tắm nhé. Mẹ thay bỉm cho em nhé. Mẹ với em đi dạo nhé. Mẹ lấy nước trong phích nhưng em không được sờ vào phích nước nhé.
5. Cố gắng nói những câu ngắn và đủ ý.
6. Cố tình “phớt lờ” trước những tín hiệu không kèm âm thanh của con. Ví dụ con muốn uống nước mà chỉ lấy tay chỉ vào bình đựng nước thì chỉ hỏi: Em lấy gì? Đừng vội vàng đi lấy cho con ngay.
7. Vì chưa diễn đạt được bằng lời nên nhiều khi bé sẽ cáu, hãy làm dịu cơn cáu của con bằng những hoạt động khác thay thế. Cố gắng không nuông chiều mỗi khi con ra “quyền lực” bằng cách khóc.
8. Giữ không khí vui vẻ, thoải mái. Cả nhà tràn ngập âm thanh rộn rã, những cuộc trò chuyện của bố mẹ cũng chính là một chất kích thích giúp bé thấy thích hòa mình vào không khí đó.
9. Hát cho con nghe, những bài hát trẻ con vui vui, dí dỏm, ngộ nghĩnh như bài hát về con mèo, con chuột… Và nhà mình cũng duy trì việc hát ru cho con trước khi đi ngủ nữa.
10. Cho con ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt. Mỗi lần con chơi lại trò chuyện, giải thích, lắng nghe những điều con muốn “nói”, muốn bày tỏ.
11. Hạn chế việc xem ti vi.
12. Ghi lại và đọc cho con nghe những điều mà hai mẹ con đã cùng quan sát được trong ngày. Thói quen này mình duy trì đến tận khi Nam lớn. Vì thế Nam rất thích một mình lang thang để ghi lại những điều mình đã quan sát được và chia sẻ cho mẹ."
Con hay mách lẻo thì sao? Facebook của mẹ Cherry Nguyễn Tuyết Hà My
Trong bài viết mẹ bé Mỹ Mỹ đã chia sẻ phương pháp "trị tật mách lẻo" của bé với các bước sau:
- Tâm sự với con về hành vi mách lẻo, chỉ cho con lý do mách lẻo là không tốt, nếu ra hướng giải quyết khi bé gặp chuyện không hay.
- Cho con hiểu cảm giác khi bị mách lẻo.
- Cho con cơ hội tự xoay sở với các kĩ năng giao tiếp cộng đồng.
- Quan tâm và lắng nghe con nói.
Ngoài việc đưa ra các bước để giúp bé hết mách lẻo là những câu chuyện được rút ra từ thực tế khi dạy bé Mỹ Mỹ về vấn đề này. Hi vọng sẽ giúp ích được các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi "hay mách lẻo".
"Luôn quan tâm con và lắng nghe con nói. Nên nhớ phân biệt giữa "kể lại thuật lại với mách lẻo" để tránh nghĩ oan con tội nghiệp.
Sau vài tuần áp dụng những bước trên, con đã giảm dần việc mách lẻo. Thỉnh thoảng cũng có mách nhưng mách xong tự giải quyết. Nên sau đó lười chẳng thèm mách nữa.
Tác giả kể lại câu chuyện thực tế của mình:
Một buổi sáng nọ, Gia Mỹ qua ngoại chơi, vì quá quậy phá nên bị bà ngoại méc mẹ. Mẹ im lặng.
Gia Mỹ quay qua bà nói:
"Tụi mình tự chơi mà phải tự giải quyết với nhau nha bà."
Bà ngoại và mẹ nhìn nhau cười nắc nẻ. Vậy là mẹ biết Gia Mỹ đã được "thuần phục".
Hay là ba đang lái xe, Gia Mỹ quậy ba không cho ba chạy.
Ba hét lên:
"Em coi con kìa, quậy anh sao anh chạy".
Gia Mỹ ngồi xuống nói nhỏ với ba: "Ba ơi! Mẹ nói là con và ba nên tự xử với nhau, mách lẻo là không hay đâu".
Thì ra biết con hay mách lẻo giống ai ha.
Mấy ngày sau đi học bớt hẳn kể lể kể tội người khác. Đi về mách bạn này thế nào bạn kia ra sao.
Mẹ: "Mẹ đâu có ở đó đâu, mẹ tin con của mẹ sẽ có cách giải quyết với các bạn thật hợp lý phải không?"
Con: "À à dạ con biết mà con đâu có mách lẻo, con đang kể cho mẹ nghe về các bạn mà".
Mẹ: "Mẹ rất hoan nghênh con kể chuyện của con cho mẹ nghe:). Và mẹ nghĩ mọi chuyện luôn tốt đẹp phải không con."
Con: "Dạ đương nhiên rồi, có con mà."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét