Những cách tưởng chừng đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả này sẽ giúp cha mẹ vượt qua khoảng thời gian khó khăn trong hành trình nuôi dạy con.
Hãy thử những gợi ý dưới đây để công việc nuôi dạy con của bạn có thêm nhiều cảm hứng và niềm vui.
1. Hít thở thật sâu
Đôi khi đây là cách tốt nhất giúp bạn bình tĩnh trong những tình huống khó khăn.
2. Tự nhắc nhở bản thân, bạn đang thương lượng với một đứa trẻ chứ không phải một người trưởng thành
Sau cả ngày bận rộn chăm sóc và chơi với con, bạn có thể mất bình tĩnh khi trẻ mắc lỗi. Khi đó, hãy nhớ rằng con chỉ là một đứa trẻ và bạn không thể yêu cầu chúng cư xử như một người lớn. Khi đó, hãy nghĩ đến những khoảng thời gian vui vẻ mà bạn và con đã cùng trải qua, chắc chắn sẽ làm bạn bớt căng thẳng.
3. Chia sẻ với vợ/chồng hoặc bạn bè
Đôi lúc có thể bạn sẽ thấy cô đơn, hãy chia sẻ những khó khăn của mình với vợ/chồng để cùng tìm cách giải quyết. Gặp gỡ và tìm lời khuyên từ những người bạn thân thiết (tốt nhất là một người bạn có con nhỏ) cũng sẽ làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
4. Lên tiếng đúng thời điểm
Hãy tự kiềm chế mình không phản ứng trước những vấn đề nhỏ như con bạn đang mặc gì ra ngoài, có hợp mốt không... Hãy để mọi thứ trôi qua nhẹ nhàng theo cách tự nhiên.
5. Khi nhắc nhở con, hãy đi vào trọng tâm và sau đó không nhắc lại nữa.
6. Tự nhắc nhở mình, không phải em bé nào cũng là những thiên thần
Bạn có thể nhìn thấy vô số em bé đáng yêu, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ trên internet, nhưng đó chỉ là bề ngoài, mỗi đứa trẻ đều có những vấn đề riêng mà chỉ cha mẹ chúng mới biết.
Những bực bội kìm nén trong người dễ khiến bố mẹ có những hành động thiếu kiềm chế với con như quát mắng hay đánh con... Điều đó không tốt chút nào cho mối quan hệ của bố mẹ với con. (Ảnh minh họa)
7. Hãy đề nghị được giúp đỡ khi cần thiết
8. Biết giới hạn của bản thân
Đôi khi bạn không thể tìm được tiếng nói chung với con như đã nhắc nhở nhiều lần nhưng chúng luôn vứt đồ đạc bừa bãi khắp nhà, quên rửa tay trước khi ăn cơm,… những việc này có thể khiến bạn buồn và thất vọng. Hãy xác định giới hạn có thể chấp nhận được suy nghĩ thoáng hơn nếu trẻ có lặp lại những lỗi tương tự.
9. Tìm sự giúp đỡ từ bố mẹ của bạn
Nói chuyện với bố mẹ để ôn lại những kỷ niệm thơ ấu khi bạn cũng là một đứa trẻ nghịch ngợm là cách tuyệt vời để nhìn mọi việc theo hướng tích cực hơn.
Điều này nghe có vẻ phi logic nhất là khi bạn đang bực mình. Hãy bình tĩnh và cùng con xem phim hay chơi đùa sẽ đem lại hiệu quả không ngờ khiến bạn thoải mái hơn. Đây cũng là cơ hội để cha mẹ có những thảo luận nhẹ nhàng và ý nghĩa với con về các bất đồng giữa hai bên.
Thời gian vui vẻ bên con sẽ mang đến những bài học thú vị giúp bố mẹ dạy con hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa)
11. Làm một cuốn tài liệu ghi lại những khoảng khắc đáng nhớ
Khi đang thất vọng, bạn sẽ có xu hướng tập trung vào những lỗi lầm của con dù rất nhỏ mà quên mất những khoảng thời gian tuyệt vời cả hai đã từng chia sẻ. Một quyển ablum hay những video sẽ nhắc bạn nhớ lại những ký ức tươi đẹp và cho bạn thấy sự tuyệt vời của lũ trẻ.
12. Tìm hiểu nguyên nhân những hành động của con
Nếu trẻ liên tục lặp lại những việc khiến bạn không hài lòng, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân chứ đừng quát tháo bảo chúng dừng lại (việc này không đem lại hiệu quả vì rất có thể chúng sẽ tiếp tục lặp lại).
13. Cho phép mình nghỉ ngơi
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy tự thưởng cho bản thân khoảng thời gian rảnh rỗi "xa lánh" những việc cần phải làm hàng ngày. Bát đĩa, xong nồi hoàn toàn có thể đợi bạn vài giờ.
Việc thư giãn và dành thời gian cho bản thân sẽ giúp ích rất nhiều cho bố mẹ trong hành trình nuôi dạy con. (Ảnh minh họa)
14. Lên kế hoạch về thời gian dành riêng cho bản thân
Một trong những điều khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất khi làm cha mẹ đó là không có thời gian cho bản thân. Thực ra chỉ cần dành 5 phút mỗi ngày cho chính mình như đọc sách, nghe nhạc cũng có tác dụng không ngờ. Bạn cũng có thể lên kế hoạch tương lai cho bản thân, chắc chắn điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh trở lại.
15. Luôn cười vui vẻ
Bạn có thể cười, cũng có thể khóc. Đó là sự lựa chọn, vậy tại sao bạn lại không cười nhỉ?
Theo Bana Houz - Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét