Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015

Làm gì khi bé không chịu ngủ đúng giờ.....

Robin là một cô bé năm tuổi. Em có chị gái bảy tuổi. Trước khi tới gặp tôi, bố mẹ em chẳng ngủ được là bao, bởi Robin chẳng chịu đi ngủ và luôn đánh thứcbố mẹ dậy mỗi sớm. Trước đó, cha mẹ em đã lập được một thời gian biểu đi ngủ khá hợp lý. Cha hoặc mẹ sẽ đọc sách hoặc hát ru em ngủ. Nhưng quá trình này bắt đầu mất tác dụng khi họ không cho em ngậm ti giả hai tháng trước, theo chỉ định của bác sĩ nha khoa.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cứ đến 8 giờ mỗi tối, Robin phải đánh răng, mặc quần áo ngủ và lên giường nghe bố mẹ đọc truyện. Khi cha mẹ em bắt đầu quy trình bằng cách nói “Đến giờ đánh răng rồi” là Robin chạy biến đi. Khi bố mẹ túm được thì em đánh lạibố mẹ cho đến khi họ xoay sở để có thể đánh răng được cho em. Việc măc quần áo ngủ cũng là một trận chiến không kém. Cuối cùng, khi đã sẵn sàng đi ngủ, thì em lại bắt đầu nhảy lên nhảy xuống, đấu vật với cha mẹ, và quả quyết rằng mình chẳng buồn ngủ gì cả.
Lại thêm một giờ nữa trôi qua, khi cha mẹ vừa tắt đèn, hôn chúc ngủ ngon, và nói họ sẽ quay lại với em trong vài phút nữa, và đi ra, thì em liền đi theo vào phòng bố mẹ. Bố mẹ đưa em trở lại phòng, hôn tạm biệt, bước ra, hứa rằng họ sẽ quay trở lại với em. Em bắt đầu khóc và la hét, dọa sẽ đánh thức cô chị dậy. Cả quá trình ru ngủ kéo dài hơn hai tiếng đồng hồ và khiến cha mẹ vừa cáu vừa mệt khi cuối cùng cũng được đi ngủ. Nhưng chưa đủ, Robin còn dậy rất sớm vào buổi sáng và bắt bố mẹ phải chơi cùng em. Nếu họ lờ em đi, em sẽ đá hay nhảy lên người họ cho đến khi bố mẹ chú ý đến em.
Những lời hứa khen thưởng hay dọa đều không thích hợp với mối lo âu mà khiến Robin bám chặt cha mẹ.
Để giúp họ giải quyết vấn đề này, chúng ta cần hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này của em vào ban đêm.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Biết rằng sự việc trở nên tồi tệ hơn sau khi cha mẹ không cho em mút ti giả nữa, chúng ta đưa ra giả thuyết rằng em đã không còn được sử dụng cách nguyên thủy để tự dỗ mình vào ban đêm nữa và cần học cách tự ngủ mà không ỷ lại vào cha mẹ. Robin cũng đã chia sẻ với tôi và cha mẹ em rằng em sợ bóng tối, em nghe thấy tiếng con quái vật trong phòng, và chẳng muốn ngủ một mình. Chúng ta đưa ra một kế hoạch hiệu quả.
Thay đổi những tình huống gây ra vấn đề
Để giải quyết nỗi sợ bóng tối và quái vật, chúng tôi nói chuyện với Robin làm thế nào để khiến căn phòng của em đỡ đáng sợ hơn vào buổi đêm. Chúng tôi mắc thêm đèn ngủ sáng hơn, và đặt một chiếc đèn pin ở cạnh giường phòng trường hợp em nhìn thấy hoặc nghe thấy gì đó lạ. Chúng tôi cũng giải thích cho em những âm thanh khác nhau em có thể nghe thấy vào ban đêm; rằng chiếc lò sưởi kêu như thế nào.
Để giúp em bớt cảm thấy cô đơn, chúng tôi đặt vào giường em những con thú bông yêu thích (ngoài thú bông em thường ôm khi đi ngủ). Sau đó chúng tôi ghi một băng tiếng cha mẹ em kể những câu chuyện em thích hay lời hát ru.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Giúp em không dậy quá sớm vào buổi sáng, chúng tôi viết số 7 ở gần giường em, và chỉ khi nào đồng hồ chỉ số này thì em mới được tới phòng cha mẹ. Chúng tôi trang trí phòng em với những đồ chơi em thích và và thức ăn sáng nhẹ để em có thể tự xoay xở nếu thức dậy quá sớm.
Dạy trẻ những kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng chính mà Robin cần học được là cách em tự ru mình ngủ. Cách duy nhất giúp em hiểu được điều này là tạo cho em cơ hội ở một mình. Chúng tôi giải thích rằng em chưa bao giờ thực sự ở đâu chỉ một mình làm bạn với mình. Thực tế, chúng tôi đã cho em thu băng giọng nói của mình: “Con không chỉ một mình vì con luôn có chính con là bạn thân nhất”.
Sau đó chúng tôi đề nghị bố mẹ để em lại một mình với chiếc máy thu âm, nhắc rằng em có thể tự nghe, sau đó hứa sẽ quay lại phòng em sớm. Sau một phút, họ sẽ trở lại phòng để kiểm ra, hôn em và nói họ sẽ quay lại sau hai phút nữa. Hai phút sau, bố mẹ quay lại, vỗ về em và nói sẽ quay lại sau năm phút. Bố mẹ em được hướng dẫn tiếp tục kiểm tra cho đến khi quay lại và thấy em đã ngủ.
Áp dụng biện pháp thưởng – phạt
Đêm nào Robin có thể ở trên giường mình tới 7 giờ sáng, thì sáng hôm sau em sẽ nhận được một miếng dán. Cứ có 3 miếng dán, em sẽ được nhận một đồ chơi mới. Em sẽ không bị phạt nếu đêm nào em đánh thức bố mẹ dậy, chỉ là em không nhận được miếng dán mà thôi.
Robin hơi lo lắng nhưng em hào hứng thử sử dụng chiếc máy thu âm và đèn pin mới của mình. Em còn cẩn thận sắp xếp các bạn thú bông quanh giường mình.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đêm đầu tiên, bố mẹ em thử áp dụng khoảng thời gian 10 phút, con gái đã khóc gọi họ. Vậy nên bố mẹ em vẫn áp dụng khoảng thời gian 5 phút cho đêm đầu tiên. Do Robin tin rằng bố mẹ sẽ quay lại, em đã ngủ được sau 30 phút. Điều này thực sự là một bước tiến bộ lớn nếu so sánh với hàng giờ vật lộn mỗi đêm trước đây.
Vào buổi sáng, Robin thức dậy cùng với những đồ chơi và thức ăn nhẹ ưa thích của em. Bố mẹ nghe tiếng em dùng phòng tắm rồi quay trở lại giường, ở đó em sẽ tự chơi theo cách bố mẹ đã hướng dẫn đêm trước. Bố mẹ đề nghị thưởng em thật lớn vì em đã biết tự ngủ và chơi một mình vào buổi sáng.
Rõ ràng là Robin rất tự hào về thành tích của mình, ai đến nhà chơi em cũng kể mình đã làm được gì.
Cẩm nang tóm tắt cho Vấn đề “Giúp con đi ngủ và để bố mẹ được ngủ”
Thay đổi những tình huống gây ra vấn đề
Kích thích giác quan.
- Tạo ra những điều kiện đúng để ngủ
• Sự mệt mỏi vào ban đêm phụ thuộc vào việc ban ngày bạn có hoạt động nhiều hay không. Một bài tập thể dục vào sáng sớm và một ngày nhiều hoạt động sẽ giúp bạn ngủ tốt hơn vào ban đêm.
• Đặc biệt, người ta sẽ ngủ tốt hơn trong một căn phòng có nhiệt độ mát hơn ban ngày.
• Tiếng ồn liên tục (Intermittent noise: tạp nhiễu gián đoạn) có thể gây giật mình. Nếu không thể giảm âm lượng, bạn có thể mua những máy tạo nhiễu để chặn những âm thanh này.
• Đèn ngủ với ánh sáng yếu tốt cho giấc ngủ; nhưng những trẻ sợ bóng tối cần có những nguồn sáng như ánh sáng đèn pin để cảm thấy yên tâm hơn. Với những em dậy sớm, hãy nghĩ cách che cho phòng ngủ tối hơn để ánh sáng mặt trời không đánh thức trẻ dậy.
• Chuẩn bị giường ngủ phù hợp với những nhu cầu cảm giác của con bạn (Ví dụ: một vài trẻ thích có thật nhiều chăn bông, những em khác lại thích đệm cứng)
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
- Những vấn đề về cảm giác đối với việc bắt đầu quy trình ngủ.
• Hãy rà xem nếu bất cứ phần nào của quy trình này (như đánh răng hay chải đầu, tắm) có vấn đề. Bạn có thể bắt đầu những bước này sớm hơn để không bị quá gần giờ ngủ, hoặc thay đổi một chút (Ví dụ: đổi loại kem đánh răng…)
Thời điểm của tình huống. Hãy lên một khoảng thời gian dự kiến để bắt đầu quá trình ngủ. Nếu trẻ thực sự không buồn ngủ vào giờ đó, bạn hãy thử đánh thức con dậy sớm vào sáng hôm sau để quay lại chu kỳ khiến trẻ buồn ngủ vào giờ lên giường.
Độ khó của yêu cầu. Để việc đi ngủ bớt khó khăn, chúng ta phải hiểu được những lý do gây ra vấn đề. Nhiều trẻ có thói quen dựa dẫm, bắt bố mẹ ru ngủ, không biết cách tự dỗ mình. Thường những khó khăn này đều liên quan đến nỗi sợ hãi của trẻ, không có thói quen thích hợp, nghĩ rằng mình đang quên thứ gì đó đặc biệt, hay ghen tị rằng anh chị mình được bố mẹ ru ngủ.
- Tạo lập thói quen ngủ thích hợp. Thường trẻ sẽ không kháng cự lại việc đi ngủ nếu thói quen có thể đoán trước được và các em sẽ có những hành động thoải mái. Ví dụ, bạn có thể đưa ra kế hoạch như sau: “đi tắm, đánh răng, mặc quần áo ngủ, chơi một trò chơi với bố mẹ, sau đó lên giường nghe kể truyện”.
Đối phó với nỗi sợ bóng tối: Nói với trẻ những ánh đèn hay nguồn sáng nào sẽ giúp em thấy an tâm hơn.
- Nỗi sợ ma quỷ. Hãy tìm hiểu những âm thanh trẻ nghe được hay cảnh trẻ nhìn thấy trong đêm mà em nghĩ là ma quỷ. Giải thích nguồn gốc thực của những âm thanh hay cảnh tượng đó . Một vài người còn thấy có tác dụng khi đưa cho trẻ “bình xịt quái vật” (mà thực ra chỉ là một bình xịt nước), để bảo vệ các em khỏi những kẻ xâm nhập. Bạn hãy nghĩ kỹ trước khi áp dụng mẹo này, bởi một vài trẻ sẽ nghĩ rằng bố mẹ mình cũng tin quái vật là có thật.
- Nỗi sợ phải ở một mình. Hãy đưa cho trẻ thú nhồi bông em thích để em thấy luôn có bạn. Thử thu âm hay quay băng video về bạn và trẻ với những câu chuyện hay bài hát trước khi ngủ. Cho trẻ tự bật những băng này để tự ngủ.
- Áp dụng cách chờ đợi theo trình tự (Phương pháp Ferber) giúp trẻ tự ngủ. Ferber (1985 & 2006) chủ trương phương pháp để trẻ thức dậy sau giờ ngủ thường ngày và kiểm tra trẻ sau những khoảng thời gian dài hơn lũy tiến cho đến khi trẻ ngủ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Việc trở lại phòng vào ban đêm. Đôi khi cha mẹ quá mệt không thể liên tục đưa trẻ trở lại phòng vào ban đêm. Trong trường hợp này, hãy nghĩ tới cách đặt một túi ngủ trong phòng của bạn để trẻ có thể ngủ nếu trẻ sang phòng bạn vào ban đêm. Bạn cần nhớ, những gì làm thường xuyên cuối cùng sẽ trở thành thói quen.
Ghen tị với anh chị em. Nếu trẻ tỏ ra ghen tị khi cha mẹ rời phòng mình vào ban đêm để quan tâm tới anh/em khác, bạn có thể lên kế hoạch để có thời gian bên con vào ngày hôm sau.
Hỗ trợ bằng hình ảnh. Sử dụng một poster với tranh vẽ và lời giúp trẻ hình dung được quy trình đi ngủ của mình.
Dạy trẻ những kỹ năng giải quyết vấn đề.
Tất cả những cách được mô tả trên đây nhằm giúp trẻ có thể đi ngủ theo một phương pháp, đúng giờ và chịu nằm trên giường tới sáng hôm sau. Những cách này sẽ có tác dụng hơn khi bạn có thể thuyết phục con để trẻ muốn áp dụng. Những bước dưới đây sẽ giúp con bạn áp dụng những cách đã nêu để không còn phản kháng khi đi ngủ nữa:
Giúp con hiểu vì sao con không muốn ngủ. Cùng con khám phá những nỗi sợ của trẻ (Như sợ bóng tối, quái vật hay sợ phải ở một mình), sự ghen tị khi anh/em được thức muộn hơn, hay cảm giác không muốn dừng chơi để đi ngủ.
Khiến trẻ hợp tác với bạn để lên kế hoạch giải quyết vấn đề. Mô tả một số cách đề cập trên đây để giảm bớt nỗi sợ hãi, lắng dịu sự ghen tị, hay để dừng những hoạt động ưa thích. Hãy để con tự chọn cách nào trẻ muốn thử.
Áp dụng biện pháp thưởng – phạt
Hãy thưởng cho trẻ những miếng dán để tích lũy nhận đồ chơi mới hay để được quyền ưu tiên đặc biệt. Bạn nên hào phóng tặng thưởng cho bất cứ hành động tốt nào để trẻ có thể tự hào về sự tự lập của bản thân. Không nên phạt với trẻ sợ phải ngủ một mình vì hành động này chỉ càng làm trẻ đang sợ hãi càng sợ hơn.
Thử áp dụng phương pháp sinh học và vật lý
Tập thể dục buổi sáng và hạn chế hoạt động vào buổi tối sẽ giúp ngủ tốt hơn.
Ăn quá no trước khi đi ngủ cũng khiến bạn khó ngủ. Uống quá nhiều cũng khiến bạn phải thức dậy để đi tiểu.
Melatonin có thể khiến trẻ ngủ tốt hơn: nên tham khảo ý kiến của bác sỹ nhi trước khi sử dụng bất cứ thuốc trợ giúp giấc ngủ nào.
Nguồn: Tham khảo internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét