Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

5 điều đơn giản dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh

Đa số bố mẹ đều gặp khó khăn khi tạo cho con niềm vui với việc ăn uống và thói quen ăn uống khoa học. sau đây là 5 gợi ý giúp bố mẹ bớt căng thẳng với chuyện ăn uống của các con.

1. Là một tấm gương tốt
Trẻ em vốn tinh ý hơn chúng ta nghĩ rất nhiều. Vì vậy, nếu chúng thấy bạn luôn tích trữ bánh kẹo và đồ ngọt trong tủ thì chúng sẽ cho rằng những đồ ăn đó dùng để ăn hàng ngày. Đây là lí do tại sao bạn nên tích trữ trong tủ lạnh các loại trái cây, rau quả, đồ ít béo và ngũ cốc.
Bằng cách này, trẻ sẽ có nhiều cơ hội hơn để ăn những đồ ăn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn không phải là một bà mẹ có thói quen ăn uống khoa học, hãy coi đây là cơ hội để đào tạo lại bản thân và giúp con học cách ăn uống lành mạnh từ khi còn nhỏ.
2. Cùng con chọn lựa đồ ăn
Khi bạn đi chợ chọn đồ ăn hãy cho con đi cùng và hướng dẫn con cách chọn các loại trái cây, rau quả. Sau đó, hãy để bé giúp bạn chuẩn bị đố ăn trong bếp với những công việc rất đơn giản như rửa hoa quả, nhặt rau, gọt vỏ củ quả. Khi các con tham gia nhiều hơn vào việc nội trợ, các bé sẽ quan tâm nhiều hơn tới vần đề ăn uống.
3. Không sử dụng đồ ăn để thưởng, phạt hay “hối lộ” các bé
Nhiều cha mẹ thường “hối lộ” con bánh kẹo để chúng cư xử tốt hoặc phạt chúng không được ăn khi chúng không ngoan. Hãy cẩn thận vì đó đều là “bẫy” mà nhiều cha mẹ mắc phải khi nuôi dạy con. Các chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo rằng hành động đó sẽ khuyến khích phát triển những quan điểm không tốt về thức ăn của trẻ.
Ví dụ như nếu bạn yêu cầu trẻ không được ăn tráng miệng cho trước khi chúng ăn hết phần rau của mình thì bé sẽ không thích ăn rau nữa. Thậm chí, việc sử dụng các đồ ăn mà trẻ thích làm phần thưởng cũng dẫn đến những nguy cơ về béo phì. Sẽ không sao nếu bạn đưa trẻ đi ăn kem sau khi bé chơi tốt một trò chơi nhưng đừng dùng kem làm động lực để chúng cố gắng hết sức để chơi tốt trò đó.
4. Không cắt giảm đồ ăn
Khi bạn ăn kiêng, bạn cố gắng cắt giảm một vài loại đồ ăn nhưng việc đó lại kích thích bạn thèm món đó nhiều hơn. Cũng giống như ở trẻ, việc cấm chúng ăn một vài đồ ăn ở hiện tại có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa trong tương lai. Một chế độ ăn uống điều độ sẽ giúp trẻ có thiện cảm với nhiều loại thực phẩm.
5. Cung cấp nhiều loại thực phẩm khác nhau
Trẻ thường thích ăn hơn khi nghĩ rằng chúng có thể kiểm soát được đồ ăn. Bạn có thể giúp bé có những suy nghĩ tích cực đó bằng cách đưa ra nhiều lựa chọn cho trẻ ví dụ như cho bé chọn giữa ăn rau, hoa quả hay uống nước trái cây. Sau một thời gian, con bạn sẽ bắt đầu có những thói quen tốt trong ăn uống.
-vtv.vn-

5 bí quyết để nuôi con thông minh

Mẹ có thể làm rất nhiều điều cho bé, nhưng việc phát triển não bộ và tư duy sẽ là yếu tố quyết định giúp bé thông minh và biết tự hoàn thiện bản thân trong tương lai.

Nuôi dạy con là một công việc không hề dễ dàng đối với bất kỳ cha mẹ nào. Từ sáng đến khi bé chìm vào giấc ngủ, ba mẹ phải lo lắng từ việc cho bé ăn, chơi với bé, hát cho bé nghe, tắm rửa cho bé và vô vàn những công việc không tên khác.
5 bí quyết để nuôi con thông minh - hình 1
Mẹ có thể làm rất nhiều điều cho bé, nhưng việc phát triển não bộ và tư duy sẽ là yếu tố quyết định giúp bé thông minh và biết tự hoàn thiện bản thân trong tương lai. Dưới đây là danh sách 5 điều  gợi ý mẹ có thể làm nhằm kích thích sự hoạt động của trí não bé, bước đệm quan trọng cho bé phát triển tư duy sau này.
1. Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng, là món quà tuyệt vời mẹ trao cho bé từ khi chào đời. Sữa mẹ chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng mà một số thành phần trong đó không thể tái tạo lại bằng các phương pháp khoa học được. DHA có trong sữa mẹ là một loại axit béo thiết yếu, chịu trách nhiệm cho việc phát triển não bộ của bé từ rất sớm. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, DHA từ sữa mẹ được tổng hợp vào não dễ dàng hơn là sữa công thức.
2. Đọc truyện cho bé nghe
Mẹ có thể bắt đầu đọc cho bé từ khi bé còn trong bụng mẹ. Sách là một lựa chọn tuyệt vời vì trong sách chứa nhiều ngôn từ phong phú, giúp bé phát huy trí tưởng tượng của mình. Đồng thời cũng giúp bé tăng cường khả năng tập trung, khả năng ghi nhớ của mình để theo kịp mạch câu chuyện. Mẹ có thể đọc sách cho bé nghe từ sớm để bé yêu thích sách hơn.
5 bí quyết để nuôi con thông minh - hình 2
Đọc sách giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ
3. Ngôn ngữ ký hiệu
Mẹ có thể bắt đầu sử dụng ngôn ngữ ký hiệu từ khi trẻ được 4 tháng tuổi hoặc 6-8 tháng tuổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu sẽ kích thích sự phát triển trí tuệ và tăng cường trí nhớ của trẻ. Những trẻ thích thú với ngôn ngữ ký hiệu thì thường chú ý hơn tới những gì xung quanh mà trẻ được dạy và có sự ghi nhớ lâu hơn.
4. Âm nhạc và sự sáng tạo
Âm nhạc không chỉ là niềm vui, mà sử dụng âm nhạc trong nhà của bạn sớm có thể kích thích não trẻhoạt động mạnh mẽ và “hưng phấn” hơn. Mẹ có thể hát cho bé nghe hoặc cùng bé học hát để trẻ cảm nhận được giai điệu, lời bài hát, giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ. Bên cạnh đó, khuyến khích trẻ sáng tạo với màu vẽ, giấy màu cũng là phương pháp độc đáo để trẻ tự thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình.
5 bí quyết để nuôi con thông minh - hình 3
5. Ăn uống lành mạnh
Bên cạnh việc rèn luyện trí não, thực phẩm hàng ngày của bé cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ trí não phát triển. Vào thời kỳ ăn bổ sung ( trên 6 tháng ), bé cần cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng như protein, chất đạm, chất béo, chất xơ để cung cấp đủ năng lượng cho trí não hoạt động suốt cả ngày.
-Theo Yeutretho/Người Đưa Tin-

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

7 Lỗi nuôi dạy con hầu như mẹ Việt nào cũng mắc

Nếu bố mẹ nào đang mắc phải những lỗi sai này khi nuôi dạy con cái thì cần sửa ngay khi còn kịp.

Bố mẹ nào cũng hết mực yêu thương con cái, đó là điều tất nhiên, nhưng không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm để có một cách nuôi dạy con cái tốt nhất. Mỗi gia đình đều có một cách nuôi dạy con cái khác nhau nhưng đều hướng đến một mục tiêu là nuôi dạy con nên người, trở thành một đứa trẻ có ích cho xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều bà mẹ đang vướng phải một số sai lầm trong cách nuôi dạy con cái. Có những cư xử tưởng như rất nhỏ nhặt hằng ngày của người lớn lại vô tình làm tổn thương đến trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý trẻ về lâu dài. Đã là ba mẹ, ai cũng muốn đem đến điều tốt nhất cho con, chính vì vậy, đừng chỉ vì một chút vô tâm hoặc hời hợt của mình mà bạn vô tình gieo những điều không hay vào lòng con trẻ.
1. Coi con là trung tâm của vũ trụ
Đối với mỗi ông bố bà mẹ, con cái chính là tài sản vô giá không gì có thể sánh bằng. Do đó, ngay từ khi con sinh ra, nhiều bố mẹ đã biến con trở thành trung tâm của tất cả mọi người bởi mọi lo lắng, tình cảm, sự chú ý, yêu thương hay việc làm đều hướng đến con. Việc một đứa trẻ nghĩ mình là “trung tâm của vũ trụ” sẽ khiến con trở nên tự tin thái quá, hay nhõng nhẽo và đòi hỏi. Một số khác lại chịu áp lực lớn, dẫn đến mệt mỏi, trầm cảm. Chính vì vậy, người lớn trong nhà đừng nên tập trung quá nhiều sự chú ý vào bé. Hãy để cho con có không gian riêng, được thoải mái và bé sẽ tự tìm đến ba mẹ, ông bà khi cần.
Không những vậy, để bảo vệ cho "viên ngọc quý" trong gia đình, bố mẹ sẵn sàng đưa ra chủ trương không cho con ra khỏi nhà nếu không có người lớn đi cùng, không để bé tự lập...Một đứa trẻ như vậy sẽ trở nên nhút nhát và không đủ năng lực sống, mất tự tin, đồng thời nảy sinh tâm lý phụ thuộc cha mẹ.
2. Đặt ra những hi vọng không thực tế
Bố mẹ nào cũng có kỳ vọng và mong muốn riêng dành cho chính những đứa con của mình. Tuy nhiên, có nhiều bố mẹ đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, điều này vô hình đã tạo một áp lực rất lớn lên vai những đứa trẻ. Mọi kỳ vọng của bố mẹ dành cho con cái đều suất phát từ tình thương, niềm mong mỏi con được bằng bạn bằng bè. Nhưng nhiều mẹ đặt ra hi vọng có thể nói là quá xa vời với trẻ, mẹ mong con trở thành người mẫu trong khi con chưa cao đến 1m6, hay muốn con trở thành một thiên tài hội họa khi các nét vẽ của con rất thô kệch. Đừng đặt ra cho con và cho chính bản thân mình những kỳ vọng không thực tế, có lẽ sự kỳ vọng duy nhất cha mẹ nên có là "mong muốn các con được hạnh phúc".
sai lầm, lỗi, mắc phải

Trẻ con dù còn bé nhưng vẫn đã là một cá thể riêng, có suy nghĩ, mơ ước, và một tương lai riêng. Cha mẹ không nên hướng cách mọi suy nghĩ, mong muốn của mình lên con trẻ. Chỉ vì giấc mơ được giàu có của cha mẹ, họ sẵn sàng để con mình lăn lộn ngay từ nhỏ; tương tự muốn con nổi tiếng mà bắt con học đàn học vẽ – đó là thứ bố mẹ muốn chứ chưa chắc đã phải là ý thích của con. Bố mẹ hãy cứ làm bổn phận của mình, hãy cứ yêu thương và quan tâm đến con nhưng tuyệt đối đừng cố gắng ép suy nghĩ của mình lên con trẻ.
3. Ca ngợi, tung hô con quá mức
Có thể nói đây là một cách nuôi dạy con cái mà hầu như mẹ nào cũng mắc.Mẹ nào cũng đều muốn giúp con mình sống tốt và tự tin, nhưng điều này đôi khi thường bị quá đà. Xây dựng cho một đứa trẻ sự tự tin là tốt, nhưng không phải bằng cách khen ngợi quá lên mỗi khi bé đạt được một thành tích gì đó. Một thành tích nhỏ của con, đôi khi được bố mẹ thổi phồng lên tận chín tầng mây. Việc cha mẹ tuyên dương một cách quá mức về thành tích hay công trạng của con sẽ khiến con ngủ quên trên chiến thắng.
Không những vậy, nhiều mẹ còn dành thời gian gặp gỡ hết người nọ người kia để tung hô, tán thưởng con mình. Nhưng thực chất, thói khoe khoang con cái quá đà của nhiều bậc phụ huynh là nguyên nhân hình thành tính ngạo mạn, thiếu khiêm tốn ở con. Đơn giản vì bố mẹ có khiêm tốn đâu mà đòi con phải khiêm tốn. Chính vì vậy, để cứu rỗi phẩm chất và tương lai con mình, cha mẹ hãy thể hiện sự công nhận những cố gắng và kết quả tốt mà con đạt được, nhưng hãy có chừng mực đủ để con có động lực tiếp tục phát huy chứ không phải cảm thấy mình hơn người.
4. Mạnh miệng so sánh con với những đứa trẻ khác
Có lẽ cụm từ “con nhà người ta” không hề xa lạ với bất kỳ ông bố bà mẹ nào bởi đây chính là cái tên để họ có thể lôi ra sử dụng bất cứ lúc nào khi muốn so sánh con với những đứa trẻ khác. Nếu bố mẹ có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Không có gì khiến một đứa trẻ cảm thấy khổ sở hơn là bị cho là kém cỏi hay hư đốn hơn bạn bè, anh chị em.
Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì nói điều này, mẹ nên cổ vũ cá tính và những mặt mạnh của con.
5. Nói chuyện, phàn nàn dài dòng với trẻ
Không một đứa trẻ nào thích một người mẹ nói nhiều, lúc nào cũng phàn nàn về mọi thứ. Con làm gì không vừa mắt là quát là mắng. Với tư tưởng để con không dám tái phạm, mỗi lần quát mắng con thì cứ phải kéo dài hàng chục phút. Có nhiều bậc phụ huynh mắng dai đến mức con phạm sai một lỗi nhưng cứ lôi thêm một vài lỗi khác của con trong quá khứ để tiện mắng luôn một thể. Việc bố mẹ nói nhiều như vậy, đôi khi khiến con cảm thấy chán nản và hình thành tư tưởng xấu là không muốn nghe bố mẹ nói, hay bố mẹ nói thì cứ nói, con nghe như không.
sai lầm, lỗi, mắc phải

Không những vậy, trong các cuộc nói chuyện đơn giản như hướng dẫn con làm một việc tốt đẹp nào đó, nhiều mẹ phải mất hàng giờ để ngồi giải thích cho con hiểu. Trẻ nhỏ không phải là thiếu niên, các lời giải thích dài hoặc các hướng dẫn sẽ nhanh chóng được vứt bỏ khỏi đầu chúng. Hãy nói vào trọng tâm của vấn đề và hãy sử dụng các từ phù hợp với lứa tuổi của bé.
6. Tự ý thay con lựa chọn và quyết định mọi việc
Có thể nói, mẹ nào cũng muốn lo lắng và chăm sóc cho con mình có được những điều tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh thường can thiệp rất nhiều vào chuyện học hành, sinh hoạt của con. Họ luôn muốn con làm theo ý mình, bởi họ cho rằng, cha mẹ là người đi trước nên luôn có những lời khuyên cùng những định hướng đúng đắn; bởi thế, với bổn phận làm con, trẻ cần phải nghe theo sự chỉ dẫn, định hướng đó dù chưa biết rằng, điều ấy có làm hài lòng suy nghĩ của con hay không.
Đôi khi việc bố mẹ thay con lựa chọn và quyết định mọi việc, không cho con làm theo sở thích của mình sẽ khiến cho trẻ mất đi cảm giác tự do, chúng sẽ cảm thấy bí bách vì không được làm theo thứ mình muốn. Thay vì lựa chọn thay con, cha mẹ hãy trao cho con quyền tự quyết bởi bố mẹ không thể suốt đời thay con đưa ra mọi quyết định. Hãy cho con quyền lựa chọn để con có thể tự làm chủ cuộc đời của chính mình. Cha mẹ hãy cố gắng làm bạn của con, để có thể hiểu được suy nghĩ và mong muốn của chúng.
7. Dùng đòn roi để thực thi “công lý” với trẻ
Rất nhiều mẹ Việt có thói quen dùng đòn roi để đối phó với những việc làm sai trái của trẻ. Nhưng thực tế, đây là cách nuôi dạy con cái vô cùng sai lầm. Việc mẹ lạm dụng đòn roi với trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con, bởi không phải cứ đánh rồi quát mắng con sẽ ngoan. Có thể khi bị quát mắng, trẻ sẽ sợ mà không phạm lỗi một, hai lần đầu, nhưng nếu lạm dụng, trở sẽ tỏ ra “nhờn” và lì lợm, không còn sợ những trận đòn roi nữa, đến lúc đó trẻ sẽ biết cách phản kháng lại bố mẹ. Điều này còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần.
Về điểm phạt con khi mắc lỗi, mẹ Việt cần học hỏi rất nhiều từ bố mẹ Mỹ. Họ có những cách phạt con vô cùng hiệu quả mà không cần phải nhờ đến đòn roi, có khi chỉ cần một câu nói cũng khiến trẻ Mỹ sợ và hối lỗi vì việc mình đã gây ra. Do đó, thay vì vung roi ra họa con, các mẹ nên tìm hiểu và học hỏi các cách phạt con một cách khoa học và hiệu quả con.
(Theo Khám phá)

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

6 Câu nói phản tác dụng giáo dục với trẻ

"Có mỗi thế mà con cũng khóc à", "Con chỉ có việc học mà cũng không nên hồn", "Tại sao con không được giỏi như bạn A"... là những câu nói khiến trẻ tự ti về mình.


Hầu như với bất cứ người nào làm cha mẹ nào thì tình yêu thương dành cho con cũng là vô tận. Tuy vậy, trong khi trẻ còn nhỏ, những hành động của chúng có thể làm cho bố mẹ “nổi điên” và trong những lúc như thế, việc buông ra những câu nói có thể vô tình làm tổn thương con trẻ mà bạn không biết. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ khi chúng lớn lên. Hãy thử xem bạn có bao giờ bị mắc vào những điều sau đây không nhé:

Con là đứa vô dụng
Có thể trẻ không làm được điều gì khiến bạn vừa ý, hoặc chúng cứ động vào cái gì là làm hỏng cái đó, nhưng đừng vội vàng đuổi con ra và nói với con những lời lẽ mang tính miệt thị như vậy. Những câu này được sử dụng nhiều lần sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng thật sự là những người chẳng có ích lợi gì. Trẻ cũng không muốn cố gắng để thay đổi nữa vì chúng sẽ nghĩ rằng: “Đằng nào trong mắt bố/mẹ, mình đã là người như thế”.
loi-noi-6700-1416038826.jpg
Ảnh minh họa: Sexualfuturist.com.
Con chỉ có việc học mà cũng không nên hồn
Bạn đã dành toàn bộ thời gian cho con tập trung học tập, thậm chí cho con học hết lớp này đến lớp học thêm khác nhưng con vẫn không tiến bộ là bao nhiêu. Đừng vội chê trách con mà hãy xem sở thích và khả năng học tập của con đến đâu. Hãy cho trẻ có khoảng thời gian nghỉ ngơi hoặc tham gia việc nhà thay vì bắt con ngồi vào bàn học cả ngày bởi điều đó sẽ khiến trẻ chán ngán. Nếu bạn chê bai nữa thì trẻ có thể phản ứng ngược lại điều bạn muốn đấy.
Cấm được cãi
Bạn cho rằng là con thì không được cãi bố mẹ trong bất cứ hoàn cảnh nào, tuy vậy bạn nên dành thời gian lắng nghe tâm tư của trẻ. Nếu bạn luôn độc đoán sẽ khiến trẻ không tin tưởng bạn nữa.
Tại sao con lại không ngoan và học giỏi như anh A/chị B nhỉ?
Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Mỹ) khẳng định, nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa. Vì thế, bạn hãy cân nhắc khi so sánh con với những người khác. Mỗi đứa trẻ sinh ra là một điều đặc biệt, chúng có tính cách khác nhau vì thế mới tạo nên sự đa dạng.
Có thế mà con cũng khóc/buồn à?
Khi có chuyện gì đó không vui khiến con bạn khóc hoặc buồn bực, bạn đừng vội coi thường cảm xúc của trẻ và dùng những lời lẽ không hay để làm tổn thương con. Mỗi cảm xúc của trẻ đều đáng được tôn trọng và hẳn là bạn không muốn nhìn thấy con mình vô cảm chứ?
Bằng tuổi con, bố/mẹ đã phải làm đủ thứ
Mỗi thế hệ một khác, con bạn cho dù không phải vất vả như bạn nhưng chúng cũng phải chịu nhiều áp lực ở hiện tại. Việc mang bản thân ra làm hình mẫu là điều bình thường, nhưng tốt nhất là nên khuyến khích con hơn là việc so sánh tiêu cực.
Nhà tâm lý Hà Linh

Phải làm gì khi Con quá NHÁT ???

Con trai tôi hơn 4 tuổi, ở nhà và đi lớp mẫu giáo, nói nhiều và tiếp thu rất nhanh. Tuy nhiên, khi nhà có khách, người lạ là cháu sợ, chỉ nấp sau lưng mẹ…

Vợ chồng tôi cũng hay cho cháu đến các trung tâm thương mại, siêu thị, công viên… Lúc còn nhỏ 2-3 tuổi, cháu tham gia các hoạt động trò chơi mà không cần bố mẹ. Thế nhưng, đến 4 tuổi khi được cho ra các khu công cộng, cháu không chịu chơi với các bạn và nhất định đòi về vì lý do "con sợ lắm".

Ở nhà và ở lớp học do quen với bố mẹ, với cô giáo, các bạn nên cháu mới hòa đồng. Còn khi ra đường, chỉ gặp một người lạ là cháu nấp vào mẹ, nhất định không đi nữa. Tôi có hỏi cháu thì cháu chỉ bảo con sợ… Tôi có giải thích với cháu: "Mọi người đều yêu quý con, mọi người muốn nói chuyện với con, hỏi han con à".
Ngoài ra, sau khi sinh cháu, tôi bị trầm cảm một thời gian rất dài. Điều này có ảnh hưởng gì đến tính cách của cháu không? Vợ chồng tôi rất lo lắng và bế tắc trong việc tìm cách nuôi dạy cháu. Xin các chuyên gia cho lời khuyên(Thúy)
shy-children-jpeg-8732-1419404920.jpg
Ảnh: anationofmoms.com
Trả lời
Cháu bé không bị tác động gì cả. Tuy nhiên, cách dạy dỗ của chị sẽ khiến cháu bé bị thiếu tự tin. Vì chị luôn lo lắng "mình bị stress sẽ ảnh hưởng đến con" đã khiến cho cháu bé có một nỗi sợ hãi mơ hồ. Thường khi cha mẹ lo lắng thì con sẽ bị truyền lo lắng đó vào người và cháu sẽ cảm thấy sợ.
Như trong tâm sự trên, chị và chồng chị rất lo lắng cho con trai. Nỗi lo lắng này hoàn toàn có thể khiến cháu cảm nhận được và càng thêm sợ hãi.
Hơn nữa, nếu cha mẹ chăm bẵm con quá cũng sẽ khiến con bị thiếu tự tin. Nếu việc gì cháu làm cũng khiến chị cảm thấy lo lắng và luôn muốn giúp đỡ con, nếu con vấp ngã chị chạy lại bế cháu lên dỗ dành, nếu cháu vẫn được chăm bón từng chút... thì việc cháu bị thiếu tự tin là bình thường. Vì khi cha mẹ làm hết hộ con, con sẽ lo lắng là mình không có cha mẹ thì không thể sống nổi. Nếu từ bé cháu được bao bọc quá kĩ lưỡng thì cháu sẽ sợ hãi, lo lắng là không biết bên ngoài cái bọc kia, cuộc sống có an toàn và thoải mái hay không.
Vì thế, chị cần xem xét lại việc chăm sóc và nuôi dạy con của mình. Để giải quyết vấn đề này, chị cần cho con tập làm mọi việc chăm sóc cho chính bản thân. Thậm chí, chị có thể nhờ cháu cả một số công việc nhà đơn giản. Khi cháu làm tốt, chị cần khen con thật nhiều.
Khi con ra ngoài chơi hoặc có người lạ đến nhà, chị đừng ép con phải chào hỏi hay nói chuyện vui vẻ. Hãy để con tự nhiên. Khi con quan sát kĩ mà thấy khách không có biểu hiện hại bé thì bé sẽ tự nhiên lại gần và tiếp xúc thôi. Việc thúc ép của chị khiến bé càng thêm lo lắng và sợ hãi.
Cho con đi chơi dã ngoại cũng chỉ là một việc buộc phải làm để giải quyết tình trạng thiếu tự tin nhưng nó sẽ không hiệu quả nếu chị vẫn tiếp tục bao bọc, ôm ấp, chăm sóc cháu quá mức.
Tôi hi vọng sau khi chị thay đổi cách dạy dỗ, chăm sóc con, bé nhà chị sẽ tiến bộ dần. Hãy báo tin cho chúng tôi khi bé tiến bộ nhé.
TS Vũ Thu Hương
Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội

11 Mẹo giúp con thích đọc sách

Để khơi dậy lòng đam mê đọc sách ở trẻ, cha mẹ cần làm gương và đọc cùng con, nên mua truyện tranh để trên bàn hoặc đặt báo thiếu nhi dài hạn.

1. Làm gương cho con

Cách tốt nhất hướng trẻ vào thói quen đọc sách là chính bố mẹ phải làm gương cho con. Nếu bạn thường xuyên đọc và chia sẻ với trẻ về những điều hay bạn đọc được, chúng sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình và háo hức muốn cạnh tranh với bạn. Trong vô thức, phần đông trẻ con đều mong muốn trở nên giống bố mẹ.
Ảnh: Dfwchild.
Ảnh: Dfwchild.
2. Đọc cùng trẻ
Bố (hoặc mẹ) và con cùng đọc to một câu truyện nào đó trong sách để trẻ nhận thấy đây là một việc làm chung đầy ý nghĩa của cả gia đình. Có thể vừa đọc vừa thảo luận về các nhân vật hoặc tưởng tượng các diễn biến tiếp theo của câu chuyện.
3. Cho con quyền chọn thể loại sách
Những quyển sách giáo khoa khô khan thường không đủ sức thu hút trẻ con. Hãy dẫn con đến nhà sách và cho bé tự chọn thứ chúng muốn đọc. Đọc những quyển sách chính mình lựa chọn sẽ khiến trẻ hào hứng hơn nhiều.
4. Nhờ chuyên gia tư vấn về đầu sách
Hầu hết các thủ thư ở trường hoặc ở nhà sách địa phương rất am hiểu về sách dành cho trẻ em. Họ luôn sẵn sàng giúp phụ huynh tìm sách thích hợp cho con. Bạn cũng nên tham khảo các bài bình luận nội dung những quyển sách thiếu nhi trên trang web của các nhà xuất bản, nhà sách để lựa chọn tác phẩm phù hợp với thị hiếu của con mình.
5. Tìm sách nhiều thể loại khác nhau
Nếu con bạn không thích đọc các loại sách giống những đứa trẻ bình thường, hãy thử mua nhiều quyển sách cũ, sách mới với nhiều thể loại khác nhau. Có thể truyện cổ tích làm bé nhàm chán, nhưng sách khoa học về thế giới bọ rùa lại khiến chúng không thể rời mắt.
6. Xem phim trước
Theo Dfwchild, cốt truyện và nhân vật trong các phim cho thiếu nhi, phim hoạt hình nhiều khi truyền cảm hứng cho con trẻ tìm đọc ấn phẩm dưới dạng sách in. Vì nhiều bộ phim không thể lột tả hoàn toàn cái hay của tác phẩm cũng như không thỏa mãn trí tò mò của trẻ nên chúng phải cất công đi tìm cho bằng được "ngọn nguồn".
7. Treo thưởng khích lệ
Hãy đặt  ra các mục tiêu về việc đọc sách và nói trước phần thưởng cho bé nếu đạt được. Chẳng hạn con sẽ được thưởng một món đồ chơi nho nhỏ nếu đọc xong một cuốn truyện cổ tích.
8. Đặt mua tạp chí thiếu nhi dài hạn
Các loại tạp chí cho bé được thiết kế đặc biệt với những hình họa hấp dẫn hướng đến các độc giả nhí. Xen kẽ các truyện kể là truyện tranh, đố vui, các mục khoa học thường thức khá hấp dẫn với các bé. Hãy đặt mua những ấn phẩm này và đặt trong kệ sách gia đình, đảm bảo con bạn sẽ tò mò xem và thích thú.
9. Đọc truyện nhiều tập
Các truyện dài kỳ có cốt truyện lôi cuốn khiến bé mong chờ được đọc phần tiếp theo. Lựa chọn truyện dài kỳ còn giúp bạn khỏi đau đầu trong việc nghĩ xem nên cho con đọc sách gì tiếp theo.
10. Đọc truyện tranh
Nhiều trẻ thích vừa xem hình vừa đọc phần đối thoại hơn là những quyển sách dài ngoằng kín chữ. Nếu được, bố mẹ nên chọn sách có nhiều hình minh họa vui nhộn cho con.
11. Thảo luận cùng con
Hãy khuyến khích bé chia sẻ suy nghĩ về những gì đã đọc. Khi đó, bạn phải thật sự chăm chú lắng nghe câu trả lời, đôi lúc nên hỏi con những câu hỏi kích thích suy luận và phân tích.
Hoàng Thanh - Vnexpress

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Bà bầu nên ăn gì để phòng tránh dị tật thai nhi

Thực phẩm có thể tạo nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Đặc biệt, nếu bạn đang mong con hay đang mang thai thì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh còn giúp bạn bảo vệ em bé khỏi sự đe dọa của các dị tật bẩm sinh.

Ngừa dị tật hở hàm ếch

Hở hàm ếch là dị tật bẩm sinh gây ảnh hưởng đến ngoại hình của bé, đôi khi ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của bé. Nguyên nhân chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên, nếu trong thời gian mang thai, chế độ ăn uống của người mẹ nghèo nàn chất dinh dưỡng, sẽ tăng nguy cơ hở hàm ếch ở thai nhi.
Thiếu vitamin A và a-xít folic cũng liên quan đến dị tật này. Do đó, thai phụ nên bổ sung đúng liều lượng những thực phẩm giàu vitamin A và axit folic để giảm bớt nguy cơ này. Những thực phẩm giàu vitamin A gồm có gan, khoai lang, bí ngô, các sản phẩm từ sữa, rau xanh nhiều lá, cà chua, trứng, cà rốt…
Axit folic có trong các thực phẩm như rau nhiều lá, nước cam, ngũ cốc, đậu Hà Lan, đậu khô, trái cây…

Ngừa hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi

Mẹ uống thức uống có cồn trong thời gian mang thai sẽ làm thai nhi dễ bị hội chứng ngộ độc rượu. Với hội chứng này, trẻ sẽ rất nhẹ cân, chậm chạp và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
BC4209-002
 
Lời khuyên cho mẹ bầu là chỉ chọn những thức uống lành mạnh và nói không với chất cồn dưới bất kỳ hình thức nào.

Ngừa bệnh tim bẩm sinh

Thiếu vitamin B2 và vitamin B3 sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi. Chất béo bão hòa cũng là một trong những nguyên nhân của căn bệnh nguy hiểm này từ khi bé còn trong bụng mẹ.
Bạn nên lưu ý uống sữa ít béo hoặc không có chất béo và bổ sung vitamin B2, B3 vào chế độ dinh dưỡng nhé! Vitamin B2 có trong gan, rau xanh nhiều lá… Vitamin B3 có trong thịt gà, cá, ngũ cốc, lương thực thô…
Ngừa dị tật ống thần kinh
Dị tật ống thần kinh có nứt đốt sống và khuyết não. Nứt đốt sống sẽ gây tổn hại các dây thần kinh và làm chân bị liệt. Trường hợp khuyết não, não không phát triển được nên trẻ sẽ không sống được.
Axit folic, vitamin B12 sẽ giúp ngăn ngừa dị tật này, nếu bạn bổ sung đủ trong giai đoạn trước khi mang thai và ba tháng đầu của thai kỳ. Bổ sung axit folic bằng các viên vitamin tổng hợp và một số loại thực phẩm như: rau nhiều lá, nước cam, ngũ cốc, đậu Hà Lan, đậu khô, trái cây…
Sữa, thịt, gia cầm và trứng là những thực phẩm dồi dào vitamin B12.
Ngừa thoát vị cơ hoành bẩm sinh (CDH)
Thoát vị cơ hoành bẩm sinh là hiện tượng xuất hiện một lỗ hổng trên cơ hoành. Các thành phần trong bụng sẽ chui qua lỗ này vào khoang ngực, chèn ép sự phát triển của phổi.
Nguy cơ mắc dị tật này là rất cao ở thai nhi nếu chế độ ăn uống của mẹ bầu thiếu vitamin B12, vitamin E, retinol, se-len, canxi. Trường hợp này, bổ sung vitamin tổng hợp là biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

Hương Giang (TH)

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

Muốn con thông minh, chớ quên TOP 10 thực phẩm này

Khi lên thực đơn cho bé, các mẹ đừng quên sự phát triển trí tuệ của bé phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng.

Trứng gà được biết đến như một loại thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ (Ảnh minh họa)



Sinh con và nuôi dạy con, bố mẹ nào cũng mong muốn con thông minh, giỏi giang. Tuy nhiên, có nhiều bà mẹ than con ù lì, trí nhớ kém, chậm tiếp thu, không được thông minh như bạn bè rồi đưa con mình đến gặp bác sĩ. Thực tế, trẻ không tự thông minh. Trí thông minh và khả năng học hỏi của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng cho trẻ, môi trường giáo dục… Trong các yếu tố kể trên, có lễ chế độ dinh dưỡng là được đánh giá là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy trí tuệ của trẻ.

Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa biết cách cho con ăn uống khoa học, hay biết chọn lựa những thực phẩm thực sự tốt cho trí thông minh của trẻ. Do đó, mẹ nào còn đang gặp khó khăn trong việc chọn lựa thực phẩm độc quyền cho trẻ thông minh thì có thể tham khảo danh sách dưới đây, đảm bảo sẽ rất hữu ích.

1. Trứng gà
Trứng gà được biết đến như một loại thực phẩm rất giàu protein, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra trứng cũng rất giàu DHA và lecithin, không chỉ thúc đẩy sự phát triển của của hệ thần kinh và cơ thể mà nó có thể tiếp thêm sinh lực để não bộ phát triển khỏe mạnh hơn. Bên cạnh đó, trong lòng đỏ trứng gà còn có chứa chất choline rất có lợi cho trí nhớ của bé.
Nhiều bố mẹ nhận thấy công dụng tuyệt vời này của trứng nên đã tận dụng tối đa bằng cách cho con ăn mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, việc ăn trứng liên tục và quá nhiều có thể làm cho trẻ bị khó tiêu và thậm chí bị tiêu chảy. Theo các bác sĩ chuyên gia, mỗi tuần bé chỉ nên ăn từ 2 - 3 quả trứng, tốt nhất là cho bé ăn vào buổi sáng, đảm bảo nấu chín kỹ.

2. Cá hồi
Cá hồi luôn được xem là một loại thực phẩm chức năng,bởi trong mỡ của cá hồi có chứa một lượng lớn omega – 3, axit béo, DHA và EPA. DHA có trong cá không chỉ giúp phát triển não bộ mà còn thúc đẩy phát triển tế bào não, kích thích sự mở rộng các dây thần kinh sọ não, giúp trẻ tăng khả năng tư duy, nhận thức. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những trẻ em thường xuyên ăn cá sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những người ăn thịt do trong cá chứa rất nhiều DHA.

Bên cạnh đó, việc bổ sung thêm hàm lượng axit béo vào trong chế độ ăn uống của trẻ sẽ giúp trẻ thông minh hơn và phát triển các kĩ năng tư duy tốt hơn những trẻ khác. Theo các chuyên gia, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ hãy cho con ăn nhiều cá hoặc dầu cá cũng rất tốt. Để trẻ dễ ăn, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc nghiền nhỏ cá khi bé đuợc tròn 7 tháng. Một số trẻ nhỏ do cơ địa nên dễ dị ứng với các loại hải sản, vì thế với những bé này khi ngoài 2 tuổi, mẹ mới có thể bắt đầu bổ sung cho bé các loại thực phẩm từ cá, một cách dần dần để thích nghi.

Bố mẹ cũng nên lưu ý rằng có một số loại cá cũng rất giàu omega 3 nhưng lại có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá ngừ trắng, cá nhám, cá kiếm… đây là loại chất gây hại hệ thần kinh, cản trở việc hình thành não. Cá hồi là một gợi ý tuyệt vời cho bạn bởi đây là loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cực thấp, không gây hại cho trẻ.

3. Thịt bò
Thịt bò là một trong những loại thịt trẻ sơ sinh dễ tiêu hóa nhất và nó chứa một hàm lượng chất dinh dưỡng hết sức phong phú, giúp bé phát triển về trí não và thể chất. Trong thịt bò có chứa một lượng lớn sắt và kẽm có tác dụngổn định não giúp cho trẻ dễ dàng tập trung hơn và tăng cường trí nhớ.

Khi bé được 8 tháng, mẹ có thể cho bé làm quen với thịt bò trong thực đơn. Lúc đầu, chỉ nên cho bé ăn khoảng nửa thìa cà phê thịt say nhuyễn. Sau đó, có thể tăng dần lên 1-2 thìa cà phê thịt hoặc nhiều hơn, tùy theo độ tuổi của bé.

Khi chọn thịt bò cho trẻ, mẹnên chọn loại thịt nạc, có khoảng 80% nạc và 20% chất béo. Không nên chọn cho bé những phần thịt chứa nhiều mỡ như sườn bò, gầu bởi những miếng thịt này chứa hàm lượng mỡ cao (sợi màu trắng và vàng lẫn với phần thịt, mầu thường sáng) thịt càng nạc thì màu càng tối.

4. Socola đen
Hợp chất flavonol trong socola đen giúp tăng cường hệ tuần hoàn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu tới não bộ tốt hơn, giúp nâng cao quá trình nhận thức. Trên thực tế, ăn socola đen có thể cải thiện khả năng toán học của trẻ.


Không những vậy, sôcôla đen còn chứa 1 số hợp chất hóa học có tác động tích cực đến tâm trạng và sức khỏe của trẻ. Sôcôla chứa phenylethylamine (PEA), kích thích cơ thểgiải phóng endorphins, vậy nên ăn sôcôla đen sẽ giúp trẻ cảm thấy hạnh phúc hơn. Mỗi ngày mẹ nên cho con ăn từ 2-3 gam sô-cô-la đen.

5. Các loại hạt
Các loại hạt như hạnh điều, hạnh nhân, lạc, hướng dương, bí ngô...chứarất nhiều protein, axit béo, vitamin, omega 3, omega 6 và khoáng chất cần thiết có tác dụng làm dịu não bộ của trẻ bởi những loại hạt này chứa Tryptophan (chấtcó tác dụng tạo sự thoải mái và thư giãn cho cả cơ thể).  Đối với những loại hạt này, các mẹ có thể cho con ăn trực tiếp, trộn với salad hoặc làm lạc vừng.

6. Bơ
Trong bơ có một hàm lượng chất béo không no rất dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh, đặc biệt là lứa tuổi ăn dặm. Ngoài ra trong bơ còn chứa rất nhiều protein, các loại vitamin tự nhiên A, E, C rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Với quả bơ, mẹ có thể lột vỏ, tách hạt, xay nhuyễn với sữa tươi, sữa chua, váng sữa và cho bé ăn hàng ngày.

7. Quả việt quất
Quả việt quất là loại thực phẩm tốt nhất dành cho bộ não, vì chúng kích thích các tín hiệu thần kinh của não. Chúng giúp bộ não chống lại stress oxy hóa và giảm các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi tác như chứng mất trí và bệnh alzheimer. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thêm quả việt quất vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể bộ nhớ và chức năng não.

8. Gan động vật (bò, gà, dê)
Gan gia súc và gia cầm có rất nhiều vitamin (A, D, K, vitamin B1, B2, B6, B12, folate, biotin, và pantothenic acid) và muối khoáng (sắt, kẽm, selen) rất cần cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ. Nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tuy gan có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, nhưng cũng chính là "bộ máy giải độc" lớn nhất trong cơ thể, vì thế hàm lượng độc tố cũng như lượng khí thể hóa học trong gan cũng rất cao.

Do đó mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng gan vừa đủ, nếu ăn quá nhiều sẽ không có lợi cho sức khỏe bé. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong gan động vật nếu tích tụ quá nhiều trong cơ thể cũng có thể dẫn đến một số bệnh khác.


9. Bột yến mạch
Bột yến mạch là một dạng ngũ cốc rất bổ dưỡng và cần thiết quá trình phát triển của trẻ. Đây là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin B, vitamin E, canxi, magie, kẽm, sắt và kali. Những thành tố này đều rất quan trọng cho chức năng não. Ăn bộ yến mạch với mật ong và trái cây vào buổi sáng giúp tăng năng lượng và sự chú ý của trẻ, góp phần giúp trẻ có tinh thần học tập tốt hơn.

10. Rau xanh đa dạng màu sắc
Rau xanh không chỉ giúp cung cấp cho bé một lượng lớn vitamin mà còn rất hữu ích cho sự phát triển bộ não của trẻ. Trong đó có loại rau củ như cà chua, cà tím, bí đỏ, cà rốt, ớt ngọt, ngô… chứa hàm lượng lớn các chất chống ôxy hóa, làm khôi phục lại những tế bào hư tổn trong não của trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên nhớ rằng khi bổ sung rau xanh vào chế độ ăn uống của trẻ, mẹ cần tránh lỗi chỉ dập khuân cho trẻ ăn một loại rau xanh quen thuộc mà thay vào đó nên đa dạng cả về màu sắc lẫn mùi vị.



-xaluan.com-

Những quyền lợi thú vị của cha mẹ Tây khiến mẹ Việt phát thèm

Cha mẹ trên toàn thế giới có rất nhiều điểm chung về kinh nghiệm nuôi dạy con cái, tuy vậy ở mỗi nước khác nhau, cha mẹ lại có những đặc quyền thú vị riêng.


Dưới đây là 6 đặc quyền và lợi ích mà các cha mẹ Việt có thể “ghen tị” với cha mẹ các nước khác.

1. Australia giúp các bé ngủ ngon

Ở Australia, nếu cha mẹ thấy khó khăn trong việc cho con ngủ thì bác sĩ ở đây có thể giúp họ tham khảo các “chương trình giấc ngủ” do chính phủ hỗ trợ. Đây là nơi cha mẹ và trẻ em sẽ có thể tham gia trong một vài ngày để từ đó các chuyên gia y tế tìm cách xử lý rắc rối giúp các em ngủ ngon hơn, đặc biệt là giúp cho cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

2. Thụy Điển cho thời gian nghỉ đẻ 80 tuần 

Theo hệ thống bảo hiểm xã hội của Thụy Điển, cha mẹ ở nước này có đến 480 ngày nghỉ thai sản có lương, nhận 80% tiền lương cho 390 ngày và một phí đồng nhất trong 90 ngày còn lại. Họ đảm bảo người chồng cũng được nghỉ để chăm vợ với 60 ngày được dành riêng cho mỗi phụ huynh, và một nửa số ngày còn cho một trong hai người. Thậm chí có cả tiền thưởng “bình đẳng giới” với khoảng 10 đô la mỗi ngày khi cả hai vợ chồng đều nghỉ ở nhà chăm con.

3. Phần Lan tặng một bộ dụng cụ sơ sinh

Kể từ những năm 1930, bất kỳ bà bầu Phần Lan nào cũng nhận được một hộp đóng gói các đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh từ chính phủ. “Gói đồ thai sản” bao gồm quần yếm sọc, bộ đồ mặc ngoài mùa đông, mũ phi công đáng yêu, yếm, tã vải, đồ tắm và một tấm niệm vừa với hộp trống để có thể sử dụng như một giường cũi. Gói đồ này có thể thay đổi tùy từng năm.

nhung-quyen-loi-thu-vi-cua-cha-me-tay-khien-me-viet-phat-them

4. Luxembourg trả trợ cấp gia đình

Luxembourg là một trong một số ít quốc gia cung cấp cho cha mẹ lợi ích bằng tiền mặt hàng tháng nhằm giúp đỡ các chi phí nuôi trẻ. Số lượng khác nhau tuỳ thuộc vào gia đình bạn có bao nhiêu con. Từ năm 2015, gia đình có một con sẽ nhận được 265 Euro (332 đô la) mỗi tháng, gia đình có hai con được trợ cấp gấp đôi mỗi tháng. Cha mẹ sinh con khuyết tật thì được trả thêm một khoản. Đặc biệt, ngân sách năm 2015 của Luxembourg cũng hỗ trợ giữ trẻ miễn phí cho trẻ em từ 1 đến 3 tuổi.

5. Học đại học miễn phí tại Brazil

Nếu có sinh con ở Brazil, hãy quên đi những tài khoản tiết kiệm đại học, vì các trường đại học ở đây không tính tiền học phí – và sinh viên chỉ phải nộp lệ phí đăng ký với chi phí rất thấp. Hỗ trợ này bao gồm Trường Đại học công São Paulo, trường đại học lớn nhất của Brazil. Các quốc gia khác cũng cung cấp giáo dục đại học miễn phí, ví dụ như Đức đã xóa bỏ học phí thấp tại các trường đại học công.

6. Singapore khuyến khích ông bà chăm cháu

Tỷ lệ sinh thấp của Singapore đã tạo ra một hàng dài chính sách hỗ trợ gia đình của chính phủ này, trong đó có việc miễn thuế cho các bà mẹ đi làm nếu có ông bà giúp chăm sóc cháu. Cơ quan quản trị nhà đất của Singapore cũng khuyến khích chỗ ở cho gia đình nhiều thế hệ, giúp ông bà dễ dàng mua căn hộ ở gần con cháu họ hơn.
-phununews.vn-