Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

Ebook: Vô Cùng Tàn Nhẫn Vô Cùng Yêu Thương

(Nguồn: http://goo.gl/4YRlOE)

🌱 Có câu nói: “Biết đẻ con và biết nuôi con không có nghĩa là biết dạy con. Bởi vì gà mái cũng biết đẻ con và nuôi con. Dạy con là một vấn đề hoàn toàn khác”. Phụ huynh nghĩ sao về câu nói này? Phụ huynh có phân biệt giữa nuôi dưỡng và nuôi dạy không? 

🌱 “Nô lệ của con” và ” thế hệ ăn bám”
- Phụ huynh đã nhìn thấy Người Mẹ Máy Giặt, Người Mẹ Nồi Cơm Điện, Người Mẹ Máy Hút Bụi, Người Mẹ Quản Gia, Người Mẹ Nô Lệ… ở đâu?
- Phụ huynh hiểu thế nào là Người Mẹ Trực Thăng?
- Giáo dục con lâu dài và thỏa mãn con tạm thời là gì?
- Tình yêu hình ngọn lửa và tình yêu hình tử cung là gì?
- Tại sao nuôi con trong điều kiện kinh tế gia đình thoải mái lại càng phải hết sức cảnh giác?
- Tại sao bà mẹ 100 điểm không tốt bằng bà mẹ 80 điểm?


🌱 “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời“, phụ huynh hiểu câu này như thế nào? Với ý nghĩa như thế thì đúng hay sai?

🌱 Hãy kể lại câu chuyện SƯ TỬ MẸ VÀ HAI CON. Lưu ý câu nói: “Mẹ! Con hận mẹ!“
- Phụ huynh hiểu thế nào về câu: “Không phải nuôi con phòng khi về già mà là nuôi con ăn bám thành già“.
- Không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhận phải một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu.
- “Cha Mẹ thỏa mãn tức thời, thỏa mãn quá mức cho con”. Phụ huynh đã chứng kiến điều này trong cuộc sống chưa?

🌱 Có câu nói: “Tất cả mọi tình yêu trên đời này đều mong muốn đi đến sự gắn kết, chỉ có tình yêu thương của Cha Mẹ dành cho con cái là phải đi đến sự phân ly, phân ly càng sớm, buông tay càng sớm càng tốt”. Phụ huynh hãy bình luận?

🌱 Thật ra phụ huynh nào cũng biết: “Chiều con là hại con“. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chính phụ huynh lại không biết được rằng chính mình mới là người đang chiều con.
- Hôm nay bạn lau nước mắt cho con, thì ngày sau, bạn phải lau nước mắt cho con cả đời.
- Thủ phạm hủy hoại cuộc đời con, không ai khác chính là Cha Mẹ.

🌱 Yêu Con Khoa Học:
- Hãy kể lại câu chuyện Đại Bàng Làm Tổ Có Gai
- Mẹ Thầy Mạnh Tử 3 lần chuyển nhà
- Câu chuyện dạy con của dòng tộc Rockefeller từ trang 102 đến 104

🌱 Dạy Con Về Tài Chính

03 tuổi: Nhận biết mệnh giá
04 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn, đánh đổi, từ đó hiểu được sự khan hiếm, chi phí cơ hội
05 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động nên phải chi tiêu hợp lý
06 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền và bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản
07 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không?
08 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt
09 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá cả với cửa hàng, biết giao dịch mua bán
10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt hàng ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn như mua giày trượt băng, ván trượt…
11 tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi
12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ dàng kiếm được, có quan niệm tiết kiệm
13 tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.

🌱 Tại sao cha mẹ không dạy con làm việc nhà, lớn lên trẻ chẳng làm được việc gì cho ra hồn?
+ Năng lực làm việc kém
+ Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ
+ Không hiểu được thành quả lao động là không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ
+ Không có lòng cảm thông

🌱 Tại sao phụ huynh nên kết hợp với giáo viên hướng cho trẻ mỗi buổi học phải đặt câu hỏi ít nhất 1 câu hỏi?

🌱 Có câu: “Người thành công không phải chỉ có biết chăm chỉ chịu khó”. Phụ huynh hãy bình luận. Có mâu thuẫn gì không với câu: “1% tài năng, 99% mồ hôi nước mắt”. Phụ huynh áp dụng dạy con như thế nào?

———————————————————————————-
Tại sao phải dạy con về sự bác ái? Câu chuyện cô gái cứu con bướm và diều ước: “Tôi muốn sống vui vẻ suốt đời”. Thứ tự ưu tiên đào tạo: Bác ai _ Biết ơn _ Thành tín _ Nhẫn nại _ Lạc quan _ Tri thức

———————————————————————————-

Vì sao phải tổ chức cho trẻ tham quan 1 ngày làm việc của cha mẹ? Có nên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm không?

Tại sao phải trì hoãn sự thỏa mãn của con?

Thế nào là thai nhi quá hạn?

Sách nói: http://goo.gl/o6i8Ue Mp3: https://goo.gl/R7zss2, ebook: http://goo.gl/8VxIaU

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2015

Những mẹo hay mẹ không thể bỏ qua khi bé mọc răng

Mọc răng luôn là thử thách khó khăn của các bé, tuy nhiên, một số mẹo nhỏ dưới đây

 sẽ giúp bố mẹ biết xử lý hiệu quả những vấn đề sức khỏe mà bé gặp phải khi mọc răng.


Mọc răng là một “cột mốc” đánh dấu sự trưởng thành của bé và cho thấy cơ thể bé đang hoàn thiện để dần làm quen với việc ăn dặm. Thời kỳ mọc răng cũng có thể nói là giai đoạn “nhiêu khê” nhất của các bé bởi bé thường quấy khóc, làm nũng bố mẹ và gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như sốt, đi tướt…. Tuy nhiên, nếu tìm ra nguyên nhân vấn đề, bố mẹ sẽ biết dùng “mẹo” nào phù hợp với con mình.

Bé mọc răng

Theo Bana Houz - Trí thức trẻ

Mẹo hay giúp mẹ xử lý khi con bị đau bụng

Sức đề kháng của trẻ còn kém nên thường mắc phải những bệnh như: sổ mũi, sốt, viêm họng,… nhưng trong số đó đau bụng là triệu chứng mà các bé hay "kêu ca" nhất.


Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau bụng của bé nhưng nhìn chung, nếu không giải quyết kịp thời, nó sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa của bé sau này. Cùng tìm hiểu qua Infographic này để bạn biết cách chữa trị hợp lý cho bé nhà mình nhé!

Đau bụng ở trẻ nhỏ và cách xử lý hiệu quả
Theo Bana Houz - Trí thức trẻ

Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

[ 6 CHIÊU HAY để ĐỐI PHÓ với những cơn BƯỚNG BĨNH của bé]


Một trong những điều khiến chúng ta mệt mỏi nhất trong quá trình nuôi dạy con là phải chứng kiến những cơn cáu kỉnh và thái độ ngang bướng của trẻ. Cuộc sống thường ngày vốn đã quá căng thẳng khiến các bậc cha mẹ khó bình tĩnh để xử lý tình huống mà không gây ức chế cho trẻ và khiến chính mình bực tức. Khi đó, hãy ghi nhớ những bí quyết “bỏ túi” này, bởi vì chúng thực sự hữu ích.

1. Phớt lờ đi
Con bạn cứ nhún nhảy trên giường, ném gối xuống sàn nhà và la hét inh ỏi. Bạn bảo con chấm dứt ngay nhưng bé không để ý đến lời bạn. Khi bạn ẵm bé lên thì bé quẫy đạp lung tung và gào thét. Xử lý thế nào đây? Rất dễ dàng – bạn chỉ cần bỏ sang phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú ý mà thôi. Và khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.


2. Làm phân tâm
Bạn và con trai đang chơi đất nặn. Bạn làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”. Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến những gì bạn đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!” Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân tâm”, và ngay cả bạn cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt động khác.


3. Làm trẻ thấy an toàn
Con gái của bạn đang chơi gần chỗ đứa em trai đang ngủ trong phòng khách. Đột nhiên, cô bé chụp lấy cái lục lạc rồi bắt đầu lắc ầm ĩ làm cho em bé giật mình khóc. Bạn bảo bé để ngay cái lục lạc xuống, nhưng bé từ chối và bắt đầu chảy nước mắt rồi gào lên là bạn yêu em bé hơn mình. Bạn phải làm gì đây? Hãy bế bé lên, nhìn vào mắt bé, nói nhỏ nhẹ rằng mình rất yêu bé và âu yếm vuốt ve mặt bé. Sau đó hãy ôm chặt bé vào lòng. Làm cho trẻ cảm thấy mình được an toàn và an tâm là một cách thức rất hiệu quả để chấm dứt cơn giận dữ của trẻ.


4. Chia sẻ bí mật
Con bạn quẫy đạp lung tung và không chịu ngồi vào xe còn bạn thì lại đang trễ hẹn. Hãy làm cho bé bình tĩnh lại bằng cách kể một bí mật (ai mà lại không thích bí mật nhỉ!). Hãy nói nhỏ vào tai bé “Con có muốn mẹ kể cho con nghe một bí mật không?” Cô bé sẽ gật đầu, sau đó bạn thầm thì một số chuyện đặc biệt về những gì bạn đang làm, kiểu như “Con có biết mẹ đang trồng những cây ớt trên sân thượng không?” Bằng việc giữ cho giọng nói của bạn nhẹ nhàng và bí ẩn, cô bé sẽ nghĩ rằng mình là một phần của trò chơi thú vị.


5. Chọc cười
Đã đến giờ đi đánh răng mà con bạn lại không thích hương trái cây của kem đánh răng bạn mới mua. Cô bé ném bàn chải đi, làm vung vãi kem đánh răng khắp nơi và bạn bắt đầu nổi giận. Có lẽ điều cuối cùng mà bạn nghĩ mình nên làm là chọc cho bé cười. Nhưng đó thật sự là điều bạn cần làm lúc này. Hãy tạo ra một âm thanh buồn cười hay bộ mặt ngộ nghĩnh, thổi vào bụng của bé, đánh răng với điệu bộ hài hước, bất kỳ điều gì làm cho cô bé cười. Một khi bé bắt đầu cười khúc khích thì bạn đã thắng trong trận chiến này rồi.


6. Đồng cảm với trẻ
Bạn đang phải thanh toán tiền trong siêu thị, con trai bạn thì lại muốn một thanh sôcôla. Bạn bảo không và cậu bé cố vươn ra khỏi xe hàng rồi làm ồn ào lên. Xử lý thế nào đây? Hãy bình tĩnh nói “Mẹ biết con muốn thanh sôcôla. Và mẹ biết con đang bực tức trong người”. Đó là bạn đang nói lên cảm giác của bé. Sau đó nói rằng: “Con không thể có nó ngay bây giờ. Con có thể có một thanh sôcôla vào thứ bảy vì đó là ngày con có một phần thưởng”. Qua việc nói rõ lý do với trẻ, bạn cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu.

Nguồn: internet

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

3 Nhóm lỗi sai mà cha mẹ nào cũng mắc khi nuôi con

Mẹ bầu thường áp tai nghe vào bụng và mở nhạc cổ điển cho con nhưng sự thật là thai nhi không nghe thấy gì cả.

20 năm làm việc trong ngành giáo dục, TS Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội đã tiếp xúc với nhiều phụ huynh và nhận thấy một đặc điểm chung là "cha mẹ thường có suy nghĩ, mình đã dạy con rất nhiều, mình đã chăm con rất cẩn thận, tại sao nó... thế này, tại sao nó... thế kia. Nhưng không phải đâu, cha mẹ là số phận của con cái, chắc chắn chúng ta đã sai ở đâu đó". 3 nhóm lỗi sai của cha mẹ khi chăm sóc, nuôi dạy con dưới đây được cô giáo Vũ Thu Hương tổng kết từ kinh nghiệm thực tế quan sát để cha mẹ cùng đọc và suy ngẫm.
1. Lỗi sai của cha mẹ trước và sau khi sinh con, nuôi con nhỏ
- Không chuẩn bị trước tư tưởng và tâm lý có con (các bố mắc lỗi này rất nhiều). Hoặc có chuẩn bị nhưng không đọc sách và tìm hiểu các kiến thức cần biết từ trước khi mang thai. Tư tưởng "trời sinh voi, trời sinh cỏ", "lớn lên nó biết"... in đậm trong tâm trí cha mẹ làm cha mẹ vô tư mắc phải lỗi này.
- Không học trước hoặc đọc sách về chăm sóc bà bầu và thai nhi, thi nhau uống sữa bầu mà quên đi các thức ăn cần thiết khác, nghe theo kinh nghiệm của các bà, các cô đi trước, lời rỉ tai của bạn bè mặc dù chưa kiểm chứng.
Ví dụ, áp cái tai nghe vào bụng, thực sự thai nhi không nghe thấy gì cả. Việc áp tai đó chỉ truyền sóng âm và sẽ gây bất an cho thai nhi. Điều cần thiết để thai nhi phát triển tốt không phải là nghe nhạc thính phòng giao hưởng mà là tâm trạng thư thái dễ chịu của người mẹ. Vì thế, nghe nhạc là mẹ nghe và nghe theo sở thích của chính mẹ, dĩ nhiên là trừ dòng nhạc quá kích động.
nghe-nhac_1432004761.jpg
Điều cần thiết để thai nhi phát triển tốt không phải là nghe nhạc thính phòng giao hưởng mà là tâm trạng thư thái dễ chịu của người mẹ.
- Không chuẩn bị trước kiến thức chăm sóc gái đẻ và trẻ sơ sinh. Việc ăn uống kiêng khem, giữ gìn quá kỹ lưỡng nhiều khi là nguyên nhân gây bệnh cho cả trẻ và mẹ. Mặc dù đây là kinh nghiệm của các bà, các cô đi trước nhưng không phải lúc nào cũng đúng.
Ví dụ, gái đẻ bị "cấm" tắm trong cả tháng trời thì không những gây ức chế, khó chịu cho mẹ, có thể sinh bệnh mà còn tạo tâm lý cho bệnh căng thẳng sau sinh thêm trầm trọng. Ngoài ra, vi khuẩn tích lũy do mẹ không tắm dễ dàng truyền sang con, làm suy yếu hệ miễn dịch của con.
Cùng với đó, sau khi sinh, hai mẹ con bị "nhốt" vào phòng ấm áp và kín gió. Chính điều này làm cho trẻ bị suy yếu khả năng miễn dịch bởi vì làm quen từ từ với môi trường là tạo khả năng miễn dịch tốt nhất. Ngay từ khi mới ra đời, cứ giữ mãi trong môi trường ấm áp, tuyệt vời sẽ làm trẻ quen và sau này ra ngoài sẽ càng dễ bị bệnh.
- Tin sái cổ vào quảng cáo của các công ty thực phẩm chức năng, cho con uống thuốc vô tội vạ mà không hỏi các chuyên gia y tế. Đến khi thận của con yếu, con xảy ra chuyện lại than khóc là trời đất ơi, sao khổ thế?
- Luôn nghĩ trẻ như một cái máy nghiền thức ăn. Nếu trẻ không ăn thì sẽ bị "chết" ngay hôm sau. Đồng thời yêu cân nặng hơn sức khỏe của con, định nghĩa con béo là con khỏe. Vì thế, nhồi con ăn như nhồi con vịt trước khi ra chợ bán. Không quan tâm cách con ăn có tạo sức khỏe cho con không, có gây hại gì cho con không mà chỉ quan tâm là hôm nay đã nhồi được cho con mấy bữa, mấy bát.
- Không coi con là sinh vật, có nhu cầu ăn uống và khả năng tiếp nhận thức ăn có giới hạn. Cho con ăn quá nhiều bữa, quá nhiều đồ bổ. Tâm niệm là con mình sinh ra đã ghét ăn, không ép ăn là không ăn. Đây là tư tưởng vô cùng phản khoa học. Từ tư tưởng này, ép con ăn thật lực chính là đã phá hỏng đi hệ tiêu hóa của con và tạo cho con bệnh chán ăn. Căn bệnh này đã giết chết vô cùng nhiều người trên thế giới, đặc biệt là giới người mẫu.
- Không cho con chơi cát, chơi thể thao. Con tích lũy năng lượng rất nhiều do được bồi dưỡng thật lực nhưng không có các hoạt động để xả ra. Khi con dư năng lượng, nghịch phá trong nhà thì lại kết tội là con nghịch quá, phá quá và đánh mắng con.
- Luôn là tín đồ của các thiết bị điện tử. Chúng ta gọi ti vi là vô tuyến (nghĩa là không dây và truyền thông tin qua sóng), điện thoại cũng không dây… như vậy các thiết bị điện tử chính là các thiết bị thu phát sóng. Sống trong môi trường toàn sóng điện từ, chắc chắn não trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Gia đình nào bật ti vi hoặc sử dụng điện thoại nhiều thì não trẻ càng dễ bị tổn thương.
- Đây là "tội" của các bố khi coi việc dạy bảo và chăm sóc con cái là của các mẹ. Nếu các mẹ làm không tốt là do các mẹ quá kém cỏi. Việc của bố là đi kiếm tiền về (có thể đưa hoặc không đưa cho mẹ), và đi chơi, nằm khểnh. Điều này làm tăng cường ức chế của mẹ và con càng dễ bị ăn đòn.
- Thấy con dễ thương nên chụp ảnh khỏa thân của con rồi khoe khắp nơi, đặc biệt là trên facebook. Đến khi con bị hại thì lúc đó lại đổ lỗi cho kẻ xấu mà quên rằng mình đã tiếp tay cho kẻ xấu hại con mình.
2. Lỗi sai của cha mẹ khi hướng bé hình thành tính cách, nhân cách
- Coi thường trẻ, luôn nghĩ trẻ vài tháng tuổi là sinh vật yếu ớt, không thể tự lo được và không có ý thức dạy trẻ. Đáng ra trẻ biết ngồi là phải dạy bốc ăn rồi. Từ đó nâng cao dần kỹ năng sống của trẻ, làm trẻ thêm bận rộn và sẽ ít thời gian phá phách.
- Trẻ mới é lên một cái là lao ngay ra, “mẹ thương, bố thương”, làm cho trẻ cảm thấy mình thật "đáng thương". Điều này hình thành tâm lý thích gây gổ để cha mẹ vỗ về. Đây là tiền đề của tính ăn vạ.
- Ôm ấp con suốt ngày. Ôm ấp nhiều quá tạo cho con tâm lý vỏ bọc. Con cảm thấy yên ổn, an tâm khi nằm trong vỏ bọc. Nhưng nếu mẹ đi vắng hoặc phải đi học thì bé bị quẳng ra ngoài vỏ bọc và đương nhiên sẽ hoảng sợ. Điều này sẽ tạo ra tâm lý thiếu tự tin ở trẻ. Vì thế, hãy để cho con yên nếu như nó đang không có chuyện gì xảy ra.
- Luôn nghĩ rằng trẻ hiểu 100% những gì bố mẹ dạy bảo và… dạy liên tục bằng lời. Trẻ dưới 2 tuổi khả năng nghe hiểu rất kém. Các trẻ sẽ không hiểu tại sao lại bị mẹ quát mắng ầm ầm. Trẻ chỉ sợ vì tiếng động, lời quát chứ ý nghĩa của câu nói thì không hiểu được.
- Rất thương xót con, không muốn con bị phạt, tội lắm… nhưng lại thấy cho con ăn đòn là bình thường. Xúc phạm nhân cách của con, đánh con, có thể gây tổn thương cho con thì không sao nhưng phạt không cho con đi chơi thì thật quá đáng, quá tệ. Từ tâm lý này, cha mẹ vừa dạy con không hiệu quả (không phạt mà) vừa làm con bị tổn thương liên tục vì đòn roi và quát mắng.
om-ap-con_1432004777.jpg
Ôm ấp nhiều quá tạo cho con tâm lý vỏ bọc.
- Làm nhiều hành vi "bậy bạ" và nghĩ đơn giản là con chưa biết gì. Khi con học theo thì đánh mắng nó. Bắt con chào trong khi bản thân lại không chào con. Con không chào thì quát mắng con ầm ầm. Nói tục thoải mái nhưng con… đương nhiên không được nói tục. Vứt rác lung tung khắp phổ nhưng con mà ném rác ra nhà là mắng.
- Luôn có suy nghĩ là "con còn bé, biết gì mà dạy". Dĩ nhiên là con chưa biết thì phải dạy cho biết. Nhưng dạy con phải dạy từ các hành vi sống của mình, từ các luật lệ nhỏ nhưng nghiêm túc của gia đình chứ không phải roi vọt. Con càng nề nếp sớm càng ngoan và dễ dạy.
- Không dứt khoát và nói không làm. Dọa con thì rất khiếp đảm nhưng không dám thực hiện. Vài lần con bắt thóp, chả sợ gì cái lời dọa nạt đó. Khi con hư như vậy thì kết tội con lì lợm và kết cục là con vẫn bị ăn roi.
- Hay lôi ma quỷ, các chú công an, các ông bà già ra dọa con... làm cho con cảm thấy thế giới thật đáng sợ. Điều này xảy ra thành lệ luôn mà các cha mẹ vẫn thắc mắc tại sao con thiếu tự tin?
- Nói dối như cuội. Luôn có suy nghĩ con nó bé, nó chả nhận ra lời nói dối đâu. Thế là nói dối thoải mái và đến lúc con bắt chước thì lại đánh, mắng con là "đồ dối trá".
- Không đọc truyện cho con, không kích thích con đọc sách. Đến khi con lười đọc sách thì lại mắng con.
- Cáu gắt vì các vấn đề khác trong cuộc sống và dồn cơn tức giận lên con. Con hoàn toàn không có lỗi nếu bố mẹ cãi nhau hoặc sếp trách móc mẹ.
3. Lỗi sai của cha mẹ khi con đi học
- Tống con đến trường mầm non đột ngột. Từ lúc sinh ra con đã quen với môi trường gia đình và luôn có người bảo trợ, tự dưng bị tống cổ đến nơi xa lạ với hàng đống người xa lạ. Thế nhưng, khóc và ốm thì rõ là con hư rồi. Việc chuẩn bị tâm lý cho con đi trẻ không được bố mẹ quan tâm mà còn gọi đi trẻ là "đi bộ đội".
-. Nghĩ "giao việc nhà cho con là bóc lột sức lao động của con", vì thế, không giao việc nhà cho các con, không yêu cầu con giúp đỡ mọi người. Đến khi con ích kỷ thì lại mắng con, xúc phạm nhân cách của con.
- Giao việc nhà thì trả lương cho con. Đến lúc con lớn lên, làm việc gì cũng đòi trả lương thì lại mắng con. Đến khi con sống ích kỷ, không thích cống hiến cho cộng đồng thì lại mắng con.
- Quá thích thành tích. Cứ nghe các công ty giáo dục quảng cáo cái gì thông minh, cái gì sớm là thích vô cùng và cho con theo mà chẳng cần biết nó có gây hại gì cho con không. Đây cũng chính là lý do cho con uống quá nhiều sữa trong khi cơ thể con người cần đầy đủ các chất, không quá nhiều và không quá ít. Nếu chỉ tập trung vào một món thì sẽ bị dư thừa một số chất và thiếu hụt một số chất. Điều này là lý do trẻ bị suy dinh dưỡng thiếu cân, hoặc béo phì. Cả hai bệnh này đều nguy hiểm với sức khỏe của trẻ.
- Không dạy con các quy tắc ứng phó với các tình huống nguy hiểm. Con phải luôn biết trước mọi thứ và cần có kỹ năng thành thục về việc này để khi xảy ra sự cố là tự con xử lý tốt luôn. Tầm tuổi học những điều này nên từ 3 tuổi.
- Bắt con vui vẻ, hòa đồng với mọi người mà không dạy con các nguyên tắc tự bảo vệ bản thân khỏi nạn xâm hại, bắt cóc, lạm dụng. Đến khi xảy ra chuyện rồi thì lúc đó lại bao biện và đổ lỗi cho kẻ đã làm hại con mình.
ghen-ty-8193-1432005382.jpg
So sánh con với người khác khiến con nghĩ rằng bố mẹ ghét con, thất vọng vì con nên sinh tính 'cùn' ở trẻ.
- Ép con học trước. Luôn nghe lời rỉ tai của các bạn bè, cứ ép con học làm cho con sợ học trước khi vào lớp. Thuê người dạy con học đọc, học viết để đem khoe mà chẳng quan tâm là tâm lý và trí não của con bị ảnh hưởng thế nào về chuyện học trước này.
- Không tìm hiểu trước về trường, lớp tiểu học. Đến khi con đổi cấp từ mầm non lên tiểu học mà không quen thì đánh mắng con.
- Không dạy con cách tự thức dậy sớm vào buổi sáng. Sáng nào cũng hò hét con dậy, con dậy muộn thì lại mắng con.
- Không giáo dục "việc học là việc của con, là quyền lợi và nghĩa vụ của con". Luôn nhắc nhở con học bài nên con không có ý thức tự giác. Đến khi con lười học thì đánh mắng con.
- Luôn tìm cách can thiệp vào việc dạy học của cô giáo. Luôn nghĩ rằng cô như một "con cọp", cứ có tiền, có phong bì là cô chăm sóc con mình. Hễ cô than phiền về con là nghĩ hoặc con mình quá hư hoặc cô gây sự để vòi tiền.
- Luôn nghĩ rằng cô giáo và bạn bè có thể hại con nên mới nghe mâu thuẫn chút xíu đã nhảy chồm lên đến gặp cô giáo, các thày cô hiệu trưởng, hiệu phó để gây sức ép trong khi không biết rằng làm vậy là "bảo kê" cho tính xấu của con, can thiệp vào việc dạy dỗ của thày cô thì con mình ngày càng xấu tính. Đến khi con hư thật sự lại đổ tại số.
- Bản thân có khi học chẳng giỏi nhưng luôn muốn con phải đầu bảng để đem khoe. "Tội" này còn kèm theo cái "tội" lúc nào cũng khoe mình giỏi. Đến khi con phát hiện ra thực chất thì thôi rồi thì sẽ thay đổi hình ảnh đẹp của bố mẹ trong mắt con.
- Lấy các gương điển hình người tốt việc tốt về để con học tập. Sự so sánh kiểu đó chỉ gây ra ức chế cho con và làm con nghĩ bố mẹ ghét, bố mẹ thất vọng vì con. Con sẽ cùn lên, càng ngày càng hư.
Hương Vũ

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Theo cách này bố mẹ cũng có thể dạy con biết bơi

Học bơi giúp bé thêm tự tin và làm tăng tính dũng cảm cho bé. Dưới đây là cách dạy con tập bơi dù bố mẹ không biết bơi.

Theo các chuyên gia, những phụ huynh không biết bơi cũng có thể dạy con học bơi. Cha mẹ chỉ cần trang bị kiến thức và thực sự dành thời gian cho con là có thể tự dạy con bằng cách hướng dẫn con học bơi trên cạn, sau đó kết hợp với luyện tập dưới nước. Ảnh: ichnhi
Nguyên tắc đầu tiên là giúp trẻ luyện tập không sợ bị giội nước vào đầu và không sợ cảm giác bồng bềnh trong nước. Ảnh: khampha
Để giúp trẻ không sợ nước, bước khởi đầu tốt nhất là để bé thích thú mỗi khi được tắm ở nhà. Có thể cho bé chơi trò "tắm mưa" dưới vòi hoa sen khi tắm. Nước vòi sen nhẹ nên các bé thường không sợ khi nước chảy từ đầu xuống và có vẻ thích thú trong thời gian tắm. Ảnh: kidsplaza
Một cách khác cũng giúp bé làm quen với nước là hướng dẫn các bé vốc nước lên mặt tự rửa rồi thấm lại bằng khăn, thay vì mẹ dùng khăn rửa cho bé. Ngoài ra, cha mẹ cùng con thi xem ai "lặn' lâu hơn bằng cách úp mặt vào một bát nước cũng là phương pháp giúp bé tiếp cận với nước nhanh hơn. Ảnh: chinanew
Có thể hướng dẫn con chơi các trò chơi như phun mưa với cốc nước, thổi bong bóng với các loại ống hút, tập thở với chậu nước để giúp bé làm quen với nước. Ảnh: zing
Khi con đã quen với môi trường nước, cha mẹ hãy bắt đầu những bài dạy bơi đầu tiên. Khi xuống bể bơi, chỉ tập ở mực nước an toàn khoảng 0,6-1m. Những kiểu bơi dễ như bơi chó, thả nổi ngửa và bơi tự cứu là những kiểu bơi phù hợp cho các bé lúc này. Ảnh: vietnamnet
Học bơi là quá trình tự nhiên, quá trình chơi và mỗi trẻ là khác nhau nên bố mẹ tránh nôn nóng, tạo áp lực cho trẻ. Tất cả những gì cha mẹ cần là sự nhẹ nhàng, kiên nhẫn, để kích hoạt và duy trì những phản xạ bơi lội tự nhiên của trẻ. Ảnh: blogspot
Ban đầu, cho bé tập bơi cùng những vật dụng mềm hoặc đồ chơi để bé thêm thích thú. Sau đó, cha mẹ nên dạy bé tập những động tác cơ bản như đạp chân, đập tay xuống nước. Thỉnh thoảng, hãy dội nước nhẹ nhàng từ đỉnh đầu bé xuống. Ảnh: zing
Trong bể bơi, hãy bế bé từ sau lưng, đồng thời nâng nách bé lên, cho bé đập tay đạp chân thỏa thích. Nếu muốn dạy bé cách ngưng thở khi ở dưới nước, hãy bắt đầu bằng việc để một người khác bế lấy bé, cha mẹ ở bên đối diện, thổi phù vào mặt bé để con nhắm mắt, nín thở rồi nhẹ nhàng đưa con hơi chìm xuống nước. Ảnh: songkhoe24
Khi dạy con bơi, cha mẹ tuyệt đối không nên so sánh con với các bạn khác. Cha mẹ cũng không nên nói: “Con mà không làm thế này là không bao giờ bơi được đâu”…. Tất cả những điều đó có thể gây phản tác dụng và làm trẻ sợ, thấy việc học bơi là một điều nặng nề, đáng sợ. Thay vào đó, cần cho trẻ học mà chơi, chơi mà học, dạy ít dỗ nhiều, cùng con tập luyện kiên trì và thường xuyên, luôn ở bên trẻ, tạo cho con cảm giác thoải mái, an toàn. Ảnh: catersnew
Sau mỗi buổi học bơi, cha mẹ chú ý vệ sinh tai, mũi, họng cho bé bằng cách nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%, lau sạch tai, kết hợp đưa đi khám định kỳ. Tập bơi cho trẻ không phải là việc khó, cha mẹ hãy dũng cảm vượt qua tâm lý xót con để bé có thể cứng cáp hơn và phát triển toàn diện một cách tốt nhất. Ảnh: tin247

Đừng bao giờ "gây tội" với bà bầu!

Tôi có hai đứa con. Với mỗi lần vợ bầu một đứa, tôi đã nói một số điều ngu ngốc khiến tôi cứ cảm thấy xấu hổ mãi bởi vì bà xã tôi nhớ rất dai, sau này vẫn còn nhắc lại và chọc quê tôi mãi. Với bài viết này, tôi hy vọng rằng những người cha tương lai có thể rút kinh nghiệm từ những sai lầm của tôi.


1. “Anh không hiểu tại sao bầu bì lại khiến em rất mệt mỏi đến vậy”. Thực sự bà xã tôi đã nổi điên lên khi tôi nói với nàng câu này. Trong trí nhớ của tôi vẫn nhớ dáng nàng nhảy cồ cồ gào lên sửng sốt: “Anh cứ thử một ngày bác cái ba lô nặng 5 ký thôi trước bụng hay sau lưng thử xem anh có mệt không? Và nếu như anh chưa thấy đủ mệt thì anh hãy vác nguyên cái ba lô đó đi làm, nấu cơm, chà toilet và nằm ngủ đi. Em thề rằng ngày hôm sau anh không nằm liệt ra đấy thì em không phải là người…”. Tất nhiên tôi chưa bao giờ vác cái ba lô nặng trước ngực bao giờ cả nên tôi không hiểu nàng rất mệt. Sau này tôi cứ tự chửi mình ngu quá thể, ngu hết chỗ ngu, làm sao tôi lại có thể hỏi nàng câu hỏi đó? Nàng đang tạo ra một con người bên trong cơ thể của mình, còn tất cả những gì tôi có thể tạo ra bên trong cơ thể của tôi chỉ là… (tôi không muốn nghĩ tới nữa). Tôi thật là một anh chồng ngu ngốc. Đáng ra tôi phải hiểu rằng việc có một đứa trẻ trong bụng quả thực cực kỳ mệt mỏi (có một con giun trong bụng còn khó chịu thì thôi, huống chi có hẳn một thằng siêu quậy trong bụng). Do đó, các ông bố tương lai, nếu vợ của bạn nói rằng cô ấy nghén ngẩm mệt mỏi vì đang bầu bì chửa đẻ cho bạn một đứa con thì tốt nhất bạn chỉ cần đồng ý với cô ấy. Đó là biện pháp an toàn nhất.

2. “Mỗi lần vô tình anh quay qua đụng vào bụng bầu của em, anh giật mình tưởng như nhìn thấy quái vật”.
Không thể nào diễn tả nổi 50 sắc thái gương mặt nàng khi nghe tôi phát ngôn câu này, tôi cứ giật mình thon thót khi nàng lướt ánh nhìn dao găm khắp người tôi như thể tôi mới chính là quái vật chứ không phải nàng. Tôi chắc chắn rằng nàng đang căm thù tôi lắm, tưởng như muốn lao vào xé xác tôi thành trăm mảnh chứ chẳng chơi. Bởi vì chính do tôi mà bụng nàng to lên mỗi ngày như vậy chứ còn do ai? Thế mà nàng chẳng nhận được sự thông cảm của tôi thì thôi, tôi lại cứ phát ngôn bừa bãi. Đáng ra tôi nên giúp đỡ nàng,hỗ trợ nàng cả về vật chất lẫn tinh thần, massage cho nàng, an ủi nàng và động viên nàng mới phải. Đừng ông chồng nào, dù chỉ bông đùa, so sánh vợ mình với bất cứ ai khác. Hãy cứ nói với nàng rằng cho dù em bệ vệ tới đâu, em cũng vẫn là báu vật của đời anh!
3. “Ôi, sao thế? Sao em lại mau nước mắt như thế?”. Dĩ nhiên tôi không hiểu phụ nữ mang thai rất dễ xúc động. Chỉ cần nhìn thấy hình ảnh gì cảm động một chút là cũng có thể lấy đi của nàng cả lít nước mắt. Ví dụ, hình ảnh đứa trẻ bị hai cô bảo mẫu bạo hành đã khiến bà xã tôi thút thít cả đêm và lo lắng không biết sau này con nàng có bị hành hạ vậy không? Buồn thì khóc đã đành, đây vui nàng cũng khóc được. Bà ngoại gọi điện dặn dò nàng một số điều cần chuẩn bị cho ngày sinh cũng khiến nàng thút thít khóc ướt gối, rồi trách móc tôi chỉ vì lấy chồng xa mà không được gần gũi mẹ, không được mẹ chăm sóc… Kinh nghiệm rút ra là nếu bà bầu nhà bạn rơi nước mắt vì bất cứ lý do gì, điều mà bạn cần làm là ôm thật chặt cô ấy, vỗ về vuốt ve và lau nước mắt cho nàng. Hãy hỏi nàng làm thế nào bạn có thể làm cho nàng vui, kể cả phải sửa gâu gâu bạn cũng sẵn sàng làm… Hãy làm cho nàng thấy, bạn luôn luôn ở bên cạnh nàng bất cứ lúc nào, nàng sẽ tự lấy lại sự cân bằng và nín khóc.4. “Sao em có thể thèm ăn chuối chiên vào lúc này cơ chứ???”. Tôi đã nói thế với nàng vào lúc nửa đêm về sáng, khi nàng bảo nàng thèm chuối chiên đến mức nằm mơ thấy ăn cả nải chuối chiên. Quả thật tôi rất chiều vợ, kể cả nửa đêm nửa hôm nàng thèm kem, thèm xoài sống, thèm phở, thèm mì gói sống… tôi cũng lo được hết. Nhưng lúc nửa đêm thì đào đâu ra... chuối chiên? Nếu có sẵn chuối ở nhà chắc dám tôi cũng lôi bột ra chiên cho nàng thỏa mãn, nhưng nhà tịnh chẳng có trái chuối nào cả. Và câu trả lời của tôi khiến nàng tủi thân nghĩ rằng tôi bỏ bê nàng… Bữa đó, tôi phải giải thích, vuốt ve, dụ dỗ mãi nàng mới hiểu cho tấm chân tình của chồng. Các ông chồng lưu ý: cho dù các bà bầu có muốn chồng hái sao trên trời xuống cho nàng nhấm nháp, thì hãy nói cho nàng biết bạn sẵn sàng đi hái sao thế nào, vì nàng bạn có bắc thang lên trời cũng được; nhưng mỗi tội hôm ấy là đêm 30 chẳng có ngôi sao ngon lành nào treo lơ lửng ngoài kia. “Vì thế, hãy để anh pha mì gói cho em ăn đỡ nhé!”. Đừng bao giờ tỏ ra là một người lười biếng và vô tích sự trước mắt vợ bầu, nếu không muốn nghe nàng phụng phịu cả đêm!

5. “Vợ ơi, em có bầu trông thật kích thích. Anh thèm vợ đến phát điên đi được!”.
 Vâng, dĩ nhiên là việc có bầu làm nàng nở nang hẳn. Bình thường thì màn hình phẳng, giờ thì ngực tấn công, mông phòng thủ, thử hỏi làm sao không kích thích? Hơn nữa, “chướng ngại vật” trước bụng nàng khiến vợ chồng cứ phải yêu chay suốt mấy tháng ròng, người khỏe mạnh đầy ham muốn như bạn cảm thấy thèm muốn là điều bình thường. Bi kịch ở chỗ, ngay cả vợ bầu cũng cảm thấy thèm yêu vô tận cùng, nhưng nhiều khi nàng không thể. Sự ức chế dễ khiến người ta nổi cáu. Có rất nhiều bà bầu bụng vượt mặt rồi nhưng vẫn đầy nhu cầu “chuyện ấy”, nhưng vì mệt, vì sợ ảnh hưởng đến con mà các nàng kìm chế. Chính vì thế, đừng bao giờ kích thích nàng, đừng làm nàng “nổi điên” lên không kìm chế nổi, lúc đó đúng là “tiến thoái lưỡng nan” lắm đấy. Hãy kìm chế sự sung sướng đó lại, chăm sóc nàng, vuốt ve nàng và hứa hẹn về một ngày yêu “bùng cháy”. Ngày đó, chắc chắn là không xa đâu, đừng nôn nóng!

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2015

Bài học dạy con "đắt giá" được chia sẻ nhiều trên facebook tuần qua

Bài học dạy con từ lời xin lỗi – Facebook Diễn giả Francis Hung 

Với thông điệp “đừng bao giờ để hành vi lỗi của người khác khiến mình phạm lỗi”, tác giả đã chia sẻ một tình huống xảy ra với con trai trong một cửa hàng ăn nhanh khi cậu bé Bin bị một vài người khác làm rớt tương ớt lên lưng áo. 

Bài học dạy con trên facebook 1
Lưng áo dính tương ớt của bạn Bin trong câu chuyện được tác giả chia sẻ. (Ảnh: Facebook tác giả)

Tác giả chia sẻ câu chuyện:

Bin: Cha, hồi nãy cô đó xin lỗi con, nhưng bạn chạy đụng cô làm cho cô đổ tương ớt lên áo con vẫn chưa xin lỗi con.

FH: Vậy thì con có thể đến bàn của bạn đó đang ngồi với ba mẹ và yêu cầu bạn đó xin lỗi con.

Bin: Nhưng con sợ ơ ơ ơ...

FH: Con sợ điều gì?

Bin: Con không biết.

FH: Con nên nhớ, bạn đó có lỗi, và bạn đó đang nợ con một lời xin lỗi. Nếu con làm thinh, bỏ qua, bạn đó sẽ không học được bài học có lỗi là phải xin lỗi. Bạn đó có thể quen thói xấu, và xem thường việc tôn trọng người khác.

Bin: Dạ, nhưng con vẫn sợ, vì bạn đó đang ngồi với gia đình.

FH: Con có muốn giúp bạn đó để bạn đó tốt hơn không? Và con có ủng hộ cho sự công bằng không?

Bin: Dạ có!

FH: Vậy thì con hãy tiến thẳng đến bàn bạn đó và nói một cách đơn giản - Xin lỗi bạn, hồi nãy bạn đụng làm đổ tương ớt lên người tôi, nhưng bạn vẫn chưa xin lỗi tôi.

Bin: Dạ, để con thử...

FH: không phải thử, mà phải thiệt. Con có muốn giúp bạn đó nhớ một điều quan trọng là khi có lỗi phải xin lỗi không?

Bin: Dạ!

FH: Vậy thì, hãy tiến thẳng tới bàn bạn đó và yêu cầu. Con phải nhớ rằng, sự yêu thương muốn bạn đó tốt hơn và quan trọng hơn việc bạn đó có chịu xin lỗi hay không?

Bin: Dạ, con biết rồi

FH: và ... Con đừng quan trọng sau khi nói bạn đó có chịu xin lỗi hay không, mà điều quan trọng là bạn đó đã bị con nhắc nhở điều đúng phải làm, để lần sau nếu có lỡ như hôm nay, bạn đó sẽ cư xử tốt hơn, vì nhớ lại chuyện hôm nay. 

Bin: Dạ, (đứng dậy tự tin tiến thẳng tới bàn và yêu cầu bạn nhỏ xin lỗi, tôi đứng từ xa quan sát, và từ từ tiến gần mỉm cười với gia đình bạn nhỏ).

Đầu tiên là bạn nhỏ xin lỗi Bin trước, sau đó bố mẹ bạn nhỏ xin lỗi Bin. Tôi tiến tới cám ơn gia đình đó và dẫn Bin về bàn cũ. Vẻ mặt Bin bình an và thư giãn cộng với vui mừng, khi trở về bàn cũ quên để ý tương ớt vẫn còn vương vãi dưới chân.

Tôi nói: Binnnn, coi chừng tương ớt dưới chân.

Bin vội giật mình, bước lui và đạp ngay lên tương ớt.

Tôi nói: Khi con nhận một cảnh báo nguy hiểm, đừng bao giờ hành động bước tới hay bước lui ngay lập tức mà phải quan sát xong hãy quyết định. Nếu hành động mà không quan sát trước nguy hiểm, con sẽ sập bẫy nguy hiểm ngay lập tức, con nhớ chưa.

Bin: Dạ nhớ.

Học phí của Bin trong vụ này là chiếc áo dính tương ớt (lỗi của người khác), và chiếc giày dẫm phải tương ớt (lỗi của chính mình).

Cả nhà tập nói – Facebook chị Phan Hồ Điệp
 
Chia sẻ này của mẹ Nhật Nam đã nhận được hơn 1000 lượt chia sẻ trên facebook trong chưa đầy 1 ngày, cho thấy mối quan tâm của các bậc phụ huynh có trẻ từ 1-3 tuổi về việc tập nói cho con lớn như thế nào. 

Trong bài viết chị Điệp chia sẻ các hướng dẫn tập nói cho quan thông qua các trò chơi như chơi với âm thanh, trò chơi dân gian, các trò chơi đòi hỏi con phải "lên tiếng" , trò chơi với từ tượng thanh, trò chơi phát triển vốn từ đồng thời sáng tác những bài thơ, vè dễ nhớ dễ đọc để con tập nói. 

Bài học dạy con trên facebook 3
Ảnh chụp màn hình facebook của tác giả.

Những “nguyên tắc” cần thiết trong giai đoạn này được mẹ Nhật Nam chia sẻ như sau:

1. Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt.

2. Đọc sách cho con theo thời gian biểu. Nên mua các cuốn sách có hình hấp dẫn, có thêm các hình theo kiểu 3D thì càng tốt. Trong quá trình đọc cho con được ngồi trong lòng, tay giở sách hoặc con ngồi đối diện với mẹ để có thể nhìn thấy khẩu hình của mẹ.

3. Nói chuyện bình thường với con nhưng đôi khi cần nói chậm lại, nhấn giọng vào những từ mà mình chủ đích dạy cho con.

4. Giải thích, gọi tên mỗi hành động mình làm cùng con. Ví dụ: mẹ cho em đi tắm nhé. Mẹ thay bỉm cho em nhé. Mẹ với em đi dạo nhé. Mẹ lấy nước trong phích nhưng em không được sờ vào phích nước nhé.

5. Cố gắng nói những câu ngắn và đủ ý. 

6. Cố tình “phớt lờ” trước những tín hiệu không kèm âm thanh của con. Ví dụ con muốn uống nước mà chỉ lấy tay chỉ vào bình đựng nước thì chỉ hỏi: Em lấy gì? Đừng vội vàng đi lấy cho con ngay.

7. Vì chưa diễn đạt được bằng lời nên nhiều khi bé sẽ cáu, hãy làm dịu cơn cáu của con bằng những hoạt động khác thay thế. Cố gắng không nuông chiều mỗi khi con ra “quyền lực” bằng cách khóc.

8. Giữ không khí vui vẻ, thoải mái. Cả nhà tràn ngập âm thanh rộn rã, những cuộc trò chuyện của bố mẹ cũng chính là một chất kích thích giúp bé thấy thích hòa mình vào không khí đó.

9. Hát cho con nghe, những bài hát trẻ con vui vui, dí dỏm, ngộ nghĩnh như bài hát về con mèo, con chuột… Và nhà mình cũng duy trì việc hát ru cho con trước khi đi ngủ nữa.

10. Cho con ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt. Mỗi lần con chơi lại trò chuyện, giải thích, lắng nghe những điều con muốn “nói”, muốn bày tỏ.

11. Hạn chế việc xem ti vi.

12. Ghi lại và đọc cho con nghe những điều mà hai mẹ con đã cùng quan sát được trong ngày. Thói quen này mình duy trì đến tận khi Nam lớn. Vì thế Nam rất thích một mình lang thang để ghi lại những điều mình đã quan sát được và chia sẻ cho mẹ."

Con hay mách lẻo thì sao? Facebook của mẹ Cherry Nguyễn Tuyết Hà My 

Trong bài viết mẹ bé Mỹ Mỹ đã chia sẻ phương pháp "trị tật mách lẻo" của bé với các bước sau: 

- Tâm sự với con về hành vi mách lẻo, chỉ cho con lý do mách lẻo là không tốt, nếu ra hướng giải quyết khi bé gặp chuyện không hay. 

- Cho con hiểu cảm giác khi bị mách lẻo. 

- Cho  con cơ hội  tự xoay sở với các kĩ năng giao tiếp cộng đồng. 

- Quan tâm và lắng nghe con nói.

Bài học dạy con trên facebook 2
Ảnh chụp màn hình facebook của tác giả.

Ngoài việc đưa ra các bước để giúp bé hết mách lẻo là những câu chuyện được rút ra từ thực tế khi dạy bé Mỹ Mỹ về vấn đề này. Hi vọng sẽ giúp ích được các bậc phụ huynh có con ở độ tuổi "hay mách lẻo".

"Luôn quan tâm con và lắng nghe con nói. Nên nhớ phân biệt giữa "kể lại thuật lại với mách lẻo" để tránh nghĩ oan con tội nghiệp.

Sau vài tuần áp dụng những bước trên, con đã giảm dần việc mách lẻo. Thỉnh thoảng cũng có mách nhưng mách xong tự giải quyết. Nên sau đó lười chẳng thèm mách nữa.

Tác giả kể lại câu chuyện thực tế của mình:

Một buổi sáng nọ, Gia Mỹ qua ngoại chơi, vì quá quậy phá nên bị bà ngoại méc mẹ. Mẹ im lặng.

Gia Mỹ quay qua bà nói:

"Tụi mình tự chơi mà phải tự giải quyết với nhau nha bà."

Bà ngoại và mẹ nhìn nhau cười nắc nẻ. Vậy là mẹ biết Gia Mỹ đã được "thuần phục".

Hay là ba đang lái xe, Gia Mỹ quậy ba không cho ba chạy.

Ba hét lên:

"Em coi con kìa, quậy anh sao anh chạy".

Gia Mỹ ngồi xuống nói nhỏ với ba: "Ba ơi! Mẹ nói là con và ba nên tự xử với nhau, mách lẻo là không hay đâu".
Thì ra biết con hay mách lẻo giống ai ha.

Mấy ngày sau đi học bớt hẳn kể lể kể tội người khác. Đi về mách bạn này thế nào bạn kia ra sao.

Mẹ: "Mẹ đâu có ở đó đâu, mẹ tin con của mẹ sẽ có cách giải quyết với các bạn thật hợp lý phải không?"

Con: "À à dạ con biết mà con đâu có mách lẻo, con đang kể cho mẹ nghe về các bạn mà".

Mẹ: "Mẹ rất hoan nghênh con kể chuyện của con cho mẹ nghe:). Và mẹ nghĩ mọi chuyện luôn tốt đẹp phải không con."

Con: "Dạ đương nhiên rồi, có con mà."
 
Theo Mẹ Ong Bông / Trí Thức Trẻ

4 thói quen xấu của cha mẹ Việt làm 'hỏng' con

Khi gặp tắc đường, thấy con trai liên tục ôm đầu kêu than "Chết mất thôi", tôi mới nhận ra: Trẻ nhỏ học theo y hệt những gì chúng thấy người lớn làm.


Rõ ràng nếu tôi nhận thức được chính xác điều mình đang làm hay đang nói thì sẽ tuyệt vời hơn để dạy dỗ con mình nhưng đôi lúc chính những thói quen vô tình lại có ảnh hưởng không tốt đến đứa trẻ.

Thói quen dễ dàng nổi nóng và gào thét khi cảm thấy cuộc sống là một chuỗi khủng hoảng 24 giờ 7 ngày

Có trẻ nhỏ, chăm sóc và nuôi dạy con cái là một điều không hề dễ dàng đối với tôi. Từ lúc bắt đầu mang bầu đến lúc sinh con, chăm con từ lúc còn bé thơ đỏ hỏn đến khi bắt đầu hình thành và phát triển tính cách khiến tôi lúc nào cũng giống như quả bom nổ chậm. Chỉ cần một chút không đúng ý là tôi có thể nhăn mặt, càu nhàu liên tục và thấy rất khó chịu. Kéo theo đó đương nhiên là những phản ứng thái quá đối với những tình huống rất bình thường.

Thử tưởng tượng làm sao Ben của tôi sẽ lớn lên và đối mặt với những vướng mắc, khó khăn của con sau này nếu ngày nào bé cũng chứng kiến mẹ mình vật lộn và càu nhàu với những điều tưởng như đơn giản nhất ấy? Sẽ thật khó khăn cho con để tìm ra những điều phù hợp với bản thân, khi lúc nào mẹ của bé cũng cao giọng với bé chỉ với vấn đề nhỏ nhặt hay khi người mẹ ấy cứ phóng đại vấn đề với các cụm từ như “con không bao giờ” hay “con lúc nào cũng thế”,...

Vì vậy đã có một hôm Ben phải hét lên với tôi “Mẹ thật bất công, mẹ thật tồi tệ! chỉ đơn giản vì tôi đã mắng bé và không cho bé ăn một que kem trước khi đi ngủ. Điều tệ hơn sau này là khi thật sự phạm phải sai lầm, Ben sẽ tìm cách giấu diếm, nói dối tôi và không muốn tôi biết sự việc chỉ vì sợ phải nghe mắng, sợ mẹ sẽ nghĩ quá lên và sẽ phạt bé thật nặng.

Cách giải quyết
Tôi đã tìm hiểu một số bài báo nghiên cứu khoa học để tự tìm cho mình một giải pháp, để khắc phục cho chính tính cách nóng vội khó chịu của mình và cho chính cậu con trai Ben của tôi. Tôi đã đặt ra cho mình một thang điểm từ 1 đến 10 khi mỗi lần bản thân tôi hay Ben gặp phải vấn đề hoặc sự cố. trong đó điểm 1 là những sự cố sẽ chẳng bao giờ khi nào có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi như việc Ben để quên đồ dùng học tập khi đến lớp và 10 là những sự cố khẩn cấp như Ben bị kẹp tay vào cửa tụ máu tím bầm. Ban đầu tôi luôn có cảm giác tất cả mọi sự cố đều ở thang điểm 20 chứ không phải 10 nhưng dần dần theo thời gian mọi sự lại đâu vào đó. Bản thân tôi và chính Ben đã biết kiềm chế hơn cách phản ứng thái quá với mọi vấn đề.

Thói quen che giấu cảm xúc

Ngược hẳn lại với tôi lại là tính cách của chị gái tôi, người luôn cho con thấy cuộc sống chỉ toàn màu hồng. Bất kể khi nào có vấn đề hay khó khăn, chị ấy không bao giờ khóc trước mặt con, không bao giờ tỏ ra buồn bã, kể cả khi Len, cô gái 6 tuổi của chị ấy rõ ràng có thể cảm nhận được mẹ đang có vấn đề và hỏi thì chị ấy cũng chỉ nói « không sao đâu con, mọi chuyện đều ổn ».

Luôn luôn lạc quan, yêu đời không phải là xấu, nhưng nếu che giấu cảm xúc và che giấu sự thật với con sẽ có ảnh hưởng không tốt với chính con mình. Kể cả cha mẹ có giấu thế nào thì với sự nhạy cảm của con trẻ, con vẫn có thể cảm nhận được sự thật ngược lại. Lâu dần con sẽ có cảm giác bố mẹ không tin tưởng mình, mình không đáng được biết sự thật, che giấu cảm xúc với con thì khi lớn lên, bé cũng sẽ không chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của mình với bố mẹ.

Cách giải quyết
Mẹ đừng nên nghĩ trẻ con còn quá bé không thể hiểu được chuyện. Sẽ không có gì là xấu nếu mẹ khóc với con khi mẹ buồn, khi có những thăng trầm trong cuộc sống. Mẹ hãy kể với con, tâm sự với con, kể cả khi con không thể hiểu hết. Đó là sự kết nối tình cảm và con có thể cảm nhận được sự chia sẻ, gắn bó tình gia đình hơn là mẹ nghĩ.

Thói quen đặt câu hỏi khi yêu cầu

Ngoài thói quen dễ dàng tức giận như tôi đã chia sẻ ở trên, tôi còn có một vấn đề trong cách đối xử với Ben hàng ngày. Mỗi khi yêu cầu Ben làm một việc gì đó, tôi đều kết thúc câu yêu cầu bằng chữ « được chứ con ? » giống như một câu hỏi. Ví dụ như « Ben, con dọn đồ chơi vào nhé, được không con ? » và lúc đó, Ben hiểu cậu bé có quyền lựa chọn dọn hoặc không. Và lựa chọn của con là gì ? Đương nhiên là không dọn. Tôi lại lặp lại yêu cầu của mình, lựa chọn lại là không và tiếp nối là sự tức giận của tôi, lại quát mắng. Kết quả là cả tôi và con tôi đều không vui, đều khó chịu và buồn bã.

Cách giải quyết
Cách đơn giản nhất là hãy kết thúc câu bằng dấu chấm câu, theo đúng nghĩa đen của nó. Tôi đã sửa thói quen « được không con ? », « được chứ con ? » bằng những câu như « Con hãy mặc quần áo để còn đi chơi, nhé ! » hay « Hãy tắt tivi cho mẹ xem, hoặc để mẹ giúp con ! ». Rõ ràng là khi giành lại quyền kiểm soát về phía mình, tôi đã cảm thấy dễ dàng hơn khi yêu cầu Ben làm việc và nhất là có thể ngăn chặn sự mất bình tĩnh của bản thân mình, ngược lại con tôi hiểu ở đây ai là người có vị thế và bé sẽ buộc phải làm theo những điều tôi dạy hay yêu cầu.

Thói quen chỉ trích

Tôi hay soi xét mọi sai lầm của Ben, từ cái nhỏ nhặt đến cái to tát. Khi nhìn vào sổ điểm của Ben, tôi lướt qua những môn được điểm 9, điểm 10, tôi trỏ ngay ngón tay của mình vào môn điểm 7 của Ben và bắt con giải thích. « Có chuyện gì với môn này ? điều gì đã xảy ra với con khi làm bài kiểm tra môn này ? Tại sao lại là 7 mà không là 9 ? »

Lúc nào tôi cũng chỉ trích, lúc nào cũng chỉ là sai lầm. Và tất nhiên Ben của tôi rơi vào khủng hoảng, bé nhận thấy mình chỉ toàn làm những điều không tốt, toàn làm mẹ không vừa ý và cảm thấy sợ hãi, lạc lõng và có thể mẹ sẽ bỏ rơi mình bất cứ lúc nào. Bé sẽ lớn lên thế nào với cảm giác này đây ?

Chồng tôi đã chỉ ra cho tôi thấy nếu chỉ trích con sẽ không giúp bé tốt hơn mà chỉ càng ảnh hưởng xấu hơn đến sự phát triển tính cách của con sau này. Lớn lên bé cũng sẽ chỉ toàn nhìn thấy những sai lầm của người khác mà thôi.

Cách giải quyết
Tôi chú ý hơn đến những điều tốt mà con làm được. Tôi nhìn nhiều hơn vào những điểm 9 điểm 10 của bé, vào những thứ bé làm tốt thay vì nhìn vào những điều bé chưa làm được. Sau đó tìm phương pháp để giúp bé cải thiện điểm số ở những môn chỉ được 7 hay trung bình. Tôi học cách khen ngợi con, khích lệ, động viên Ben để bé có được động lực phấn đấu. Tôi đến gần với con hơn và được bé chia sẻ nhiều hơn, kể cả những khi bé làm chưa được tốt.

Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Và học cách thay đổi những thói quen xấu là điều mà bất kể người làm cha, làm mẹ nào cũng phải làm để có thể nuôi dạy con mình một cách tốt nhất.

Theo Quỳnh Trần (Khám phá)