🌱 Có câu nói: “Biết đẻ con và biết nuôi con không có nghĩa là biết dạy con. Bởi vì gà mái cũng biết đẻ con và nuôi con. Dạy con là một vấn đề hoàn toàn khác”. Phụ huynh nghĩ sao về câu nói này? Phụ huynh có phân biệt giữa nuôi dưỡng và nuôi dạy không?
🌱 “Nô lệ của con” và ” thế hệ ăn bám”
- Phụ huynh đã nhìn thấy Người Mẹ Máy Giặt, Người Mẹ Nồi Cơm Điện, Người Mẹ Máy Hút Bụi, Người Mẹ Quản Gia, Người Mẹ Nô Lệ… ở đâu?
- Phụ huynh hiểu thế nào là Người Mẹ Trực Thăng?
- Giáo dục con lâu dài và thỏa mãn con tạm thời là gì?
- Tình yêu hình ngọn lửa và tình yêu hình tử cung là gì?
- Tại sao nuôi con trong điều kiện kinh tế gia đình thoải mái lại càng phải hết sức cảnh giác?
- Tại sao bà mẹ 100 điểm không tốt bằng bà mẹ 80 điểm?
🌱 “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời“, phụ huynh hiểu câu này như thế nào? Với ý nghĩa như thế thì đúng hay sai?
🌱 Hãy kể lại câu chuyện SƯ TỬ MẸ VÀ HAI CON. Lưu ý câu nói: “Mẹ! Con hận mẹ!“
- Phụ huynh hiểu thế nào về câu: “Không phải nuôi con phòng khi về già mà là nuôi con ăn bám thành già“.
- Không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhận phải một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu.
- “Cha Mẹ thỏa mãn tức thời, thỏa mãn quá mức cho con”. Phụ huynh đã chứng kiến điều này trong cuộc sống chưa?
🌱 Có câu nói: “Tất cả mọi tình yêu trên đời này đều mong muốn đi đến sự gắn kết, chỉ có tình yêu thương của Cha Mẹ dành cho con cái là phải đi đến sự phân ly, phân ly càng sớm, buông tay càng sớm càng tốt”. Phụ huynh hãy bình luận?
🌱 Thật ra phụ huynh nào cũng biết: “Chiều con là hại con“. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ chính phụ huynh lại không biết được rằng chính mình mới là người đang chiều con.
- Hôm nay bạn lau nước mắt cho con, thì ngày sau, bạn phải lau nước mắt cho con cả đời.
- Thủ phạm hủy hoại cuộc đời con, không ai khác chính là Cha Mẹ.
🌱 Yêu Con Khoa Học:
- Hãy kể lại câu chuyện Đại Bàng Làm Tổ Có Gai
- Mẹ Thầy Mạnh Tử 3 lần chuyển nhà
- Câu chuyện dạy con của dòng tộc Rockefeller từ trang 102 đến 104
🌱 Dạy Con Về Tài Chính
03 tuổi: Nhận biết mệnh giá
04 tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn, đánh đổi, từ đó hiểu được sự khan hiếm, chi phí cơ hội
05 tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động nên phải chi tiêu hợp lý
06 tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền và bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản
07 tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không?
08 tuổi: Biết mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt
09 tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá cả với cửa hàng, biết giao dịch mua bán
10 tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt hàng ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn như mua giày trượt băng, ván trượt…
11 tuổi: Học cách nhận biết quảng cáo và có quan niệm về giảm giá và ưu đãi
12 tuổi: Biết quý trọng đồng tiền, biết tiền không dễ dàng kiếm được, có quan niệm tiết kiệm
13 tuổi trở lên: Hoàn toàn có thể tham gia các hoạt động quản lý tài sản cùng với những người trưởng thành trong xã hội.
🌱 Tại sao cha mẹ không dạy con làm việc nhà, lớn lên trẻ chẳng làm được việc gì cho ra hồn?
+ Năng lực làm việc kém
+ Tính ỷ lại cao, thiếu tự chủ
+ Không hiểu được thành quả lao động là không dễ gì đạt được, không hiểu được sự vất vả của cha mẹ
+ Không có lòng cảm thông
🌱 Tại sao phụ huynh nên kết hợp với giáo viên hướng cho trẻ mỗi buổi học phải đặt câu hỏi ít nhất 1 câu hỏi?
🌱 Có câu: “Người thành công không phải chỉ có biết chăm chỉ chịu khó”. Phụ huynh hãy bình luận. Có mâu thuẫn gì không với câu: “1% tài năng, 99% mồ hôi nước mắt”. Phụ huynh áp dụng dạy con như thế nào?
——————————————————————————
Tại sao phải dạy con về sự bác ái? Câu chuyện cô gái cứu con bướm và diều ước: “Tôi muốn sống vui vẻ suốt đời”. Thứ tự ưu tiên đào tạo: Bác ai _ Biết ơn _ Thành tín _ Nhẫn nại _ Lạc quan _ Tri thức
——————————————————————————
Vì sao phải tổ chức cho trẻ tham quan 1 ngày làm việc của cha mẹ? Có nên kết hợp với giáo viên chủ nhiệm không?
Tại sao phải trì hoãn sự thỏa mãn của con?
Thế nào là thai nhi quá hạn?
Sách nói: http://goo.gl/o6i8Ue Mp3: https://goo.gl/R7zss2, ebook: http://goo.gl/8VxIaU